Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

VÀI CẢM NGHĨ VỀ CUỘC THI THƠ TRÊN FACEBOOK

Mấy hôm nay cũng tò mò về mấy bài thơ đoạt giải trên phây búc, nhưng bận quá tìm chưa ra. Hôm nay mới đọc được cái này của Trần Mạnh Hảo và đọc 3 bài bài thơ đứng top. Thật sự mình không có chê nhiệt liệt như họ Trần, nhưng thấy sự dễ dãi của các vị nhà thơ  trên kia quá. Nếu các vị đó mà làm giám khảo thêm nhiều cuộc thi nữa thì nên qua tham khảo cụ Hột của TAL nhà mình cho chắc, chứ như vầy là không xong rồi laughing


VÀI CẢM NGHĨ VỀ CUỘC THI THƠ TRÊN FACEBOOK
Trần Mạnh Hảo

Theo báo mạng Thơ Trẻ : “Tổng kết trao giải Cuộc thi thơ trên Facebook chủ đề “Lời tỏ tình đầu tiên”

“Sáng nay, 18/7/2013 tại khách sạn Continental (Quận 1, TP .HCM), đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi thơ đầu tiên trên Facebook chủ để: “Lời tỏ tình đầu tiên” theo sáng kiến độc đáo của ông Phạm Thanh Long – một người yêu thơ.

Cuộc thi này do ông Phạm Thanh Long đề xuất ý tưởng kiêm nhà tổ chức và nhà tài trợ. Mọi chi phí tổ chức đều do cá nhân ông Phạm Thanh Long lo liệu, không hề nhận bất cứ tài trợ nào khác. BTC nhận thấy hiện người yêu thơ và làm thơ rất nhiều, song ít có nơi để họ thể hiện mình và trình làng tác phẩm, do vậy cuộc thi ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó của nhiều người dù diễn ra chỉ trong một tháng.

Ban giám khảo gồm các nhà thơ uy tín: Hồng Thanh Quang, Văn Lê, Lê Minh Quốc, Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Phong Việt.”

Theo báo mạng “Thể thao Văn hóa” :

“Trạng nguyên thơ facebook (kèm hiện vật và tiền thưởng khoảng 20 triệu đồng) thuộc về tác giả Sâm Cầm với hai bài thơ: Sài Gòn Sài Gòn, Nấc cụt; giải Nhì (khoảng 15 triệu đồng) – Hoàng Anh Tuấn: Mùa phơi váy; giải Ba (khoảng 10 triệu đồng) – Phạm Trang: Nắng thu; Gió và em; Không thể và có thể; và 15 giải Khuyến khích. BTC cũng trao giải Bài thơ được nhiều người yêu thích nhất với hơn “4.600 like” cho tác giả Nhi Nhi Nhô Nhô và giải Thí sinh cao tuổi nhất cho tác giả Phạm Như Lương.”

SÀI GÒN, SÀI GÒN
Thơ Sâm Cầm

Sài Gòn là những buổi sang đầy gió

Dẫu ngọn gió ko ướt

Em vẫn nghĩ về anh

Như đóa hoa nghĩ về một mùa đông

Rồi hân hoan bung cánh

Sài Gòn là những ban trưa nắng sánh

Em nhìn tán cây lòa xòa, hấp háy mặt đường

Và nghĩ về anh

Như chiếc lá nghĩ về một vạt cỏ

Lấp ló vài chiếc dép xinh

Sài Gòn là những chiều mưa xập xình

Có thể là cơn mưa ngân ngấn hay ào ạt đến, rầm rập đi

Nhưng ý nghĩ của em lại vòng vèo hơn một mê cung

Mải miết về anh như dấu ba chấm(…)

Chờ kí tự

Em định dạng Sài Gòn cho riêng em

Dù nắng, dù mưa, hay vô khối ngày ẩm ương anh đều có mặt

Tất nhiên, những buổi đêm anh biến mất

Sài Gòn sẽ cuống cuồng tìm anh…

Trong giấc mơ em


NẤC CỤT

Thơ Sâm Cầm


Em ngồi nín thở

Em uống nước rồi

Cơn nấc lì lợm

Anh ơi anh ơi

Em ngồi bẻ bút

Ráp chữ làm thơ

Đêm cũng bơ phờ

Theo từng cơn nấc

Cái gối dửng dưng

Cái chăn buồn bực

Cái chữ đành hanh

Cơn nấc lanh chanh

Cơn ngủ đoạn đành

Bỏ em đi mất

Nó hờn em thật

Anh ơi anh ơi

Em chạy hụt hơi

Nói trăm từ nhớ

Cơn nấc mắc cỡ

Nó trốn đi rồi

Hóa ra nấc đứng nấc ngồi

Vì em đang nợ đôi lời nhớ nhung

Sâm Cầm


MÙA PHƠI VÁY

Thơ Hoàng Anh Tuấn

Qua giêng hai rẽ sang mùa phơi váy

Khi màu khèn đã phai nhạt hội xuân

Bên cọn nước tay em vò vạt nắng

Váy vén cao suối lượn bắp nõn ngần

Đầu vách nứa anh gọi lời thương mến

Khẽ thôi anh, nả trở giấc tan sương

Bắt đền đấy, xà cạp em lấm cỏ

Cái đêm tình thức trắng giữa lều nương

Vai lù cở em địu mùa xuống chợ

Bước xuân đi khó cản cuốn như mê

Mùi thắng cố,rượu ngô, và phân ngựa

Mồ hôi anh níu váy chẳng cho về

Váy hoa nở trên bờ rào vẫy gió

Lũ bướm non hau háu mắt khát thèm

Đám trai bản muốn hóa thành lũ bướm

Bay lạc vào miền thổ cẩm trong em

Chúng đâu biết anh đã thành con bướm

Của riêng em giữ nhịp váy đong đưa

Em chẻ củi, se lanh hay cõng nước

Nhớ canh chừng cất váy kẻo trời mưa

Anh xuống huyện theo bạn bè làm thợ

Nợ áo cơm ít có dịp thăm nhà

Chiều nay tắt đường rừng qua bản Phố

Váy em kìa, phơi trước cửa người ta?

Hoàng Anh Tuấn

Chỉ cần đọc qua hai bài thơ đạt giải nhất mà báo “Thể thao Văn hóa” gọi là trạng nguyên thơ và bài thơ giải nhì trên, chúng tôi rất buồn vì chất lượng thơ được giải cuộc thi thơ trên Facebook do một vị thương gia yêu thơ đứng ra tổ chức và mời các nhà thơ nổi tiếng kể trên chấm giải phải nói là quá kém.

Thơ muốn được giải phải là thơ hay; nhưng thơ không hay, thơ nhạt nhẽo, cũ kỹ như ba bài thơ trên sao lại được giải ?

Chúng tôi xin chứng minh.

Bài : “Sài Gòn, Sài gòn” của Sâm Cầm không có tứ, tác giả chỉ kể lể : Sài Gòn là cái này, Sài Gòn là cái khác…một cách rất dễ dãi. Cứ viết như vậy, có thể viết đến mai cũng không kể hết Sài Gòn là…hàng tỉ tỉ chi tiết đời sống…Bài thơ này cũng không có câu thơ hay; nó toàn là những câu nói tầm thường năng xuống dòng. Bài thơ do vậy không hề có cảm xúc, không có ý tưởng chứ chưa nói đến tư tưởng…Một bài thơ như thế này mà các ông gọi là hay, là trạng nguyên thơ thì than ôi, không còn trời đất gì nữa ?

Bài “Nấc cụt” của Sâm Cầm cũng chỉ thấy nấc là nấc, không có tứ, không có câu thơ hay, cứ viết dễ dãi như thế này :

Em ngồi nín thở

Em uống nước rồi

Cơn nấc lì lợm

Anh ơi anh ơi

Em ngồi bẻ bút

Ráp chữ làm thơ

Đêm cũng bơ phờ

Theo từng cơn nấc

Viết như thế này, người ta gọi là nói có vần, kiểu như tấu mà thôi. Xin đọc câu kết của bài này, rất mari sến, cũ ơi là cũ, sáo ơi là sáo :

Hóa ra nấc đứng nấc ngồi

Vì em đang nợ đôi lời nhớ nhung

Chao ôi dòng thơ lưu bút mang tên NHỚ NHUNG này đã kết thúc trước cả thời Thơ Mới ( 1930-1945), sao hôm nay các ông lục lại mang ra cho giải nhất và còn gọi là trạng nguyên thơ ? Nhớ nhung ơi, trạng nguyên ơi, ta xin chào mi, vì mi rất sến !

Bài “ Mùa phơi váy” của Hoàng Anh Tuấn” gợi ta nhớ đến tên tập truyện của nữ văn sĩ Võ Thị Hảo : “ Ngồi hong váy ướt”. Bài thơ này đỡ dở hơn hai bài thơ trên của trạng nguyên thơ. Tuy nhiên, bài thơ chưa vượt qua sự kể lể tầm thường, rằng anh đi qua rẫy, qua suối thấy em giặt váy, rồi phơi váy hoa làm bướm non khát thèm. Rằng anh muốn làm con bướm lượn mãi theo váy em. Nhưng hôm nay, váy em phơi trên cửa nhà người ta, tức em đã lấy chồng. Bài thơ chưa có câu thơ hay; nó cũng không có tầm khái quát gì về tình yêu đôi lứa. Đây là bài thơ làng nhàng, không hay…

Qua cuộc thi này, chúng tôi thấy rất lo về tương lai không chỉ của nền thơ mà cả tương lai của lớp trẻ, hơn nữa là tương lai đất nước. Nhà thơ Xuân Diệu từng tuyên bố con đường thơ của ông :

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao”
(Những đêm hành quân)

Trong các cuộc thi thơ trước đây, cũng như cuộc thi thơ trên Facebook này, hình như lớp trẻ của chúng ta ( qua thơ) đã tách hoàn toàn mình ra khỏi đất nước và dân tộc, không hề quan tâm đến vận mệnh sống còn của Tổ Quốc nhân dân. Thơ kiểu này, phải chăng là đang thực hiện ý đồ của ai đó, muốn tách lớp trẻ ra khỏi vận mệnh của Tổ Quốc Việt Nam đang bị lâm nguy, dân tộc đang có cơ mất nước về tay giặc Phương Bắc ? Tất cả các bài thơ được giải của cuộc thi này không thấy đâu hình ảnh quê hương giống nòi đang bị giặc ngoai xâm cướp đất, cướp biển, giặc nội xâm cướp đất dân oan , xã hội bất công vô cùng, người dân sống đói khổ, vật giá leo thang, người ăn mày ăn xin quá nhiều, người lũ lượt đi làm thuê khắp thế giới, người dân phải sống trong bầu không khí thiếu tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do được yêu nước mình…

Than ôi, khi thơ và người không còn gắn với nước với dân, không còn gắn với giống nòi tiên tổ, không còn gắn với sự tồn vong của Tổ Quốc, thơ ấy, tuổi trẻ ấy còn xứng đáng được hãnh diện chăng, huống hồ là một thứ thơ làng nhàng, ngõ cụt, dở và sến đến phát ngấy như loài thơ trên ?

Sài Gòn ngày 20 – 7- 2013

Trần Mạnh Hảo

Nguồn: http://badamxoevietnam2.wordpress.com

76 nhận xét:

  1. Đọc xong bỗng nhiên muốn...nói :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói gì nói đi chứ chị cười cái chi hả chị iu :))

      Xóa
  2. chờ nghe ý kiến của Lãnh đã chớ! treo hàng lên và hỏng chịu... quảng cáo gì hết, món hàng này chưa định được giá đâu nhe! hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lãnh mà ý kiến ý cò gì, chị giáo cứ thẩm định đi theo ý của mình đi. :D

      Xóa
  3. Nói ngắn thôi nhé! Thơ là cảm nhận. Chấm thơ rất khó và cũng rất cảm tính. Cũng có thể trong cuộc thi này, đây là những bài khá nhất thì sao?
    Mình không đồng tình với ông TMH là thơ thì phải quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước. Nếu bảo nhà thơ phải viết về đề tài này, đề tài nọ thì ông tự viết đi cho lành!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em thì không nghĩ đây là những bài khá nhất của cuộc thi. Còn lại thì đồng ý với chị . Nhưng xin nói thêm rằng có lẽ cái TMH nhắm đến không phải là cuộc thi này, em nghĩ chỉ là cái cớ mà thôi. NHưng "đao to búa lớn" quá thì khiến người nghe có thể bị "điếc tai" . :D

      Xóa
    2. Mình đâu có được đọc hết các bài dự thi, nên đâu có so sánh được các bài với nhau! Ông TMH thì đương nhiên là nói chuyện khác rồi! Chị chỉ không đồng ý chuyện ông nói về khía cạnh thơ thôi!
      Nhắn tin rồi đấy nhé, chưa thấy trả lời.

      Xóa
    3. Vầng! Chắc dạo này TMH thấy NHĐ chém rát quá nên cũng vội vàng xuất chiêu cho nó khí thế đó mà :)).

      Em nhận dc tin nhắn rồi! :D

      Xóa
    4. Coan thì thấy đây là 1 cuộc thi thơ phong trào cho vui, chất lượng thơ ko cao thì TMH cũng đâu cần chém kiểu "đem dao mổ trâu đi giết gà" như thế, đã vậy còn gán cho thơ sứ mệnh lịch sử này nọ :))
      Còn mấy bài đoạt giải thì khỏi bàn, chỉ dựa vào đó để tham chiếu qua trình của Ban Bánh Khảo và đơn vị tổ chức thôi :))

      Xóa
    5. Vì TMH dùng dao mổ trâu đi giết gà nên mới "đánh tráo khái niệm" đó coan. :)). Cái chủ đề nó là vậy nên nội dung thơ thì phải zậy thôi.

      Cao thủ chém gió cũng hở be sườn. Chuyến này lão ấy bị chém lại là vừa lắm rồi :))

      Xóa
  4. Đọcx ba bài thơ LC thích câu ni:
    Mồ hôi anh níu váy chẳng cho về

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu này thực ra là một tứ rất cũ, có cách đây đã hơn nửa thế kỷ:

      Em nách mo cơm nếp
      Lúa níu anh trật dép
      Anh cúi sửa vội vàng
      (Thăm lúa - Trần Hữu Thung)

      Nhưng coi bộ việc chép này cũng không giữ được cái tứ hay bằng bản gốc nữa.

      Xóa
    2. Ủa, mình thấy "mồ hôi níu váy" với "Lúa níu anh trật dép" có liên quan gì đến nhau đâu. Còn bắt lỗi từ "níu" thì cứ đưa bất kỳ 1 bài thơ nào ra đây, mình bảo đảm là sẽ bắt lỗi được hết!

      Xóa
    3. Mấy cái này thật khó mà nhận xét đúng sai được. Nói anh kia lấy tứ đó thật sự khiên cưỡng và khá cảm tính. Có điều bài thơ nói về một cuộc tình không có đoạn kết nhưng không bộc lộ được cảm xúc để người đọc cảm thấy tiếc nuối, rưng rưng...

      Những câu như: "bên cọng nước tay em vò vạt nắng" chắc khiến BGK thích thú và khoái chí. :D

      Xóa
    4. "Bên cọn nước" nhé, không phải "cọng".
      Mình nghĩ có lẽ BGK thích cái chất liệu trong bài thơ. Giống như đôi khi mình mua 1 cái áo không phải vì kiểu dáng, màu sắc, mà là vì chất vải dzị đoá!

      Xóa
    5. oạch! Em gõ sai rồi. Từ cái guồng quay biến thành một cái sợi...hehe :))

      Mình đê tiện quá! Cứ thấy cái tay vò vò là nhất định nghĩ đến cái sợi gì gì đó ;))

      Xóa
    6. Nếu không thấy liên quan thì không còn gì phải nói.

      Vấn đề không phải bắt lỗi chỗ này chỗ nọ. Người làm thơ, yêu thơ đều biết: Khi một từ, 1 ý, 1 từ... đã trở thành thương hiệu, gắn chặt với tác giả lần đầu sử dụng/phát hiện/khai thác... thì người đi sau không nên sử dụng lại nếu không có gì mới mẻ hơn (kiểu như "Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" hay "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng"... vậy). Từ "níu" này cũng thế.

      Trong câu "mồ hôi anh níu váy chẳng cho về", không có "níu" có lẽ chẳng còn được thích. Nhưng "níu" này có gì mới mẻ so với "níu" của Trần Hữu Thung? Chẳng lẽ cái mới mẻ là "níu váy" chứ không phải "níu dép"? Hay là "mồ hôi níu váy" nó thơ hơn vì nó không thực bằng "lúa níu dép"?

      Làm sao khi người ta đọc đến, dù có thấy hình ảnh cũ thì cũng đã nằm trong một bộ diện mới, một ý tứ mới. Đó mới là của mình. Như này chẳng hạn:

      Hậu nhân bất kiến tiền nhân lệ,
      Kim nguyệt hà như cổ nguyệt quang

      Đọc lên liên tưởng ngay đến cặp này:

      Kim nhân bất kiến cổ thì nguyệt,
      Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân.

      Nhưng ý tứ thì rõ ràng đã khác. Chí ít cũng phải như vậy. Người ta đã nấu một món rất ngon rồi, mình cũng nấu lại món đó không có gì khác thì coi sao cho đặng?

      Xóa
    7. Đúng ra mình im lặng vì cái "mình thích" và cái câu thơ mang "tứ cũ" ( như bạn nói) chẳng có gì liên quan với nhau. Mình quen thích những gì mình đọc mình cảm thấy thích.Dù nó là tứ cũ hay tứ mới. Dù nó có bóng dáng của ai. Dù bài thơ "Thăm lúa" của Trần Hữu Thung cũng như bạn mình cũng có thuộc. Ít nhứt là ba câu bạn trích.Và đúng ra mình im lặng vì mình không biết mình đang nói chuyện với ai. Nhưng thấy bạn đưa ra vấn đề cũng nghiêm túc nên mình xin góp vài lời vậy.
      - Thứ nhất mình không biết có cái cuộc thi thơ đó.
      -Thứ hai đọc cái bài chê của TMH ( Người này mình cũng thích) mình không thích lắm. ( Cái này khỏi nói lí do) Có nghĩa là người viết bài mình thích nhưng cái bài viết và ngôn ngữ viết bài này mình không thích.

      Thứ ba mình nghĩ " Thơ là cảm xúc" nếu tách cảm xúc ra khỏi thơ thì thơ chẳng còn là thơ nữa.Vậy thì khi đọc một câu thơ ( theo mình) là có hình ảnh đẹp như" Mồ hôi anh níu váy chẳng cho về" chẳng có lí do gì khiến mình phải lục lọi trí nhớ để coi thử trước đó nửa thế kỉ có ông nào, bà nào đã từng dùng cái từ "níu" này để làm thơ chưa cả.
      Bây giờ chẻ cái "Níu váy" và "níu dép" tí.
      Thực ra " Thăm lúa" là nỗi nhớ của người vợ nhớ hình ảnh của chồng.Gắn với mảnh ruộng, gắn với những câu dặn dò.HÌnh ảnh bạn trích quá đẹp, có lẽ đẹp thế nên người vợ mới nhớ da diết thế:
      Em nách mo cơm nếp
      Lúa níu anh trật dép
      Anh cúi sửa vội vàng
      Lúa níu chân anh là câu thơ miêu tả ngoại cảnh. Hết sức khách quan Lúa bám vào chân anh làm anh trật dép.. để rồi hình ảnh anh cúi xuống sửa làm người vợ không quên. HÌnh ảnh ấy như tạc tượng vậy. HÌnh ảnh anh trên ruộng...
      Bây giờ sang hình ảnh của Hoàng Anh Tuấn ( Hổng biết cái người này ở đâu nhưng bài thơ thì lại nói về nỗi hụt hẫng của một chàng trai dân tộc ( vì chất liệu đều nói lên như vậy), gắn với những phiên chợ tình...
      Đọc bài thơ thực ra còn vài hình ảnh đẹp nữa. Nhưng do hôm qua đọc qua một lượt nên mình chỉ đọng lại một câu. " Mồ hôi anh níu váy chẳng cho về"
      Nếu bảo níu váy và níu dép cái nào hay hơn thì thơ chẳng còn là thơ nữa. Nếu bảo học cái "níu dép" của người ta để xào ra cái "níu váy" thì... khó nói quá. Vì cái mình thích nằm ở chỗ ... cái gì níu???
      Mồ hôi chứ không phải lúa? " Mồ hôi anh" níu... Gợi sự quấn quýt, khăn khít hai người là một...Cái tình yêu mặn mà như thế mà chừ "... " Váy em kìa, phơi trước cửa người ta? " Mình cảm thấy sự hụt hẫng của chàng trai.Tình yêu, sự khăn khít, yêu thương một thời... Chơi vơi...

      Mến!

      Xóa
    8. Thêm xí: "Lúa níu" ( nhân hóa) nhưng chỉ làm cho cảnh có hồn thêm thôi, không tả tâm trạng. Còn Mồ hôi anh níu" là một câu cũng vẫn nghệ thuật nhân hóa nhưng gần như ẩn dụ. Một câu thơ tả khá hay " Mồ hôi anh theo" hay hồn anh đã theo em về.Vừa gợi cái trước đó ...( mồ hôi anh ở trên em- hòa quyện ) vừa gợi ra cái sau đó...sự quyến quyến khi vãn hội...
      Thích là thế!
      TB: Đó là cái cảm rất riêng của mình thôi. Chẳng liên quan gì tới cuộc thi thơ.

      Xóa
    9. Hì hì, theo mình thì Thăm lúa là thương hiệu của nhà thơ THThung, còn "níu" thì ko làm nên thương hiệu ấy. ( tự nhiên lại lẩm nhẩm hát auto reverse Níu tay nghìn trùng của Trịnh, mãi chả dứt ra được). Mình thích phần bình của bạn LC.

      Xóa
    10. Hic. Khoe chữ qué.

      Xóa
    11. Có mấy chữ xoay quanh cái chữ " níu" chứ có nhìu nhặn gì? Định kèm thêm cho Nặc danh vài cặp (khoảng 10 cặp) gióng nhau mà vẫn làm người đời f mê mẩn đó chớ.Mà thấy hiền như ri thì thôi. he he...

      Xóa
    12. Thấy đồng hương bị bắt nạt không bênh mà còn đá xéo hử? Nhớ đó! Lc ghi sổ.

      Xóa
    13. Tui là tui thích nhất cái cách nghĩ của con bé LC ni nè.

      Xóa
  5. Khà khà... Thơ phây búc tệ hơn cả thơ blog nhở! :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He he..tớ nghĩ từ blog nó chui lên đó chứ cậu. Chẳng qua gắn cho nó cái mác khác thôi! :D

      Xóa
  6. Thơ Sâm Cầm giống bài vè, bổ sung thêm! :-))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ặc! Dám chê trạng nguyên sao?

      Người đâu! tróc nã PTV :))

      Xóa
    2. Ngươi dám? :))
      Tình hình vẽ tớ đến đâu rồi cậu? Mỏi cổ quá rồi đấy nhé!

      Xóa
    3. Tớ hứa thì phải có. Mấy tháng ni bận quá mà, nhưng cậu yên tâm sẽ trao tận tay cho khổ chủ.

      Xin đừng manh động...khà khà :))

      Xóa
    4. Gì chứ vụ vẽ vời là xa vời lắm chị F à, lão sp em toàn "hứa thật nhiều, thất hứa thật nhiều" thôi :))

      Xóa
    5. Sao coan lại thay mặt sp mà trả lời thẳng thừng thế :))

      Xóa
  7. đọc chưa xong 3 bài thơ đã chết sặc vì cười =))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết em có chết thiệt ko? Anh hy vọng thơ ko cướp đi sinh mạng của mụi mụi mình :))

      Xóa
  8. 3 Bài thơ này kinh thật chứ chẳng chơi, chuyện khó tin nhưng có thật :)) Cafe đi bạn, hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vầng! cafe hén :D

      Nhưng MT cho mình hỏi nó kinh ở chỗ mô? :))

      Xóa
  9. Cái tựa "nất cục" có tính gợi hình cao nên mới đoạt giải á sp :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừa! Mấy ổng thích nuốt trộng đây mà :))

      Xóa
    2. Ở quê em gọi là Mắc Cục

      Xóa
    3. Mắc cục là "Múc c.." ấy hả?

      Xóa
  10. Báo cáo: đã tìm ra "mặt lạnh" trên Phây :D
    Còn vấn đề "nhỏ như con thỏ" trên cung Quế của Hằng Nga trên đây, thì mình hoàn toàn mù tịt, nên không dám bàn.
    Bàn ngoài lề vậy: mình không biết ông Phạm Thanh Long là ai. Nhưng các nhà thơ Hồng Thanh Quang, Văn Lê, Lê Minh Quốc, Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Phong Việt thì cũng ít nhiều "nủi tiếng",Trần Mạnh Hảo chuyên bàn đến vấn đề "quốc gia đại sự" của văn học nước nhà. -> trộm nghĩ: sao họ lại mất thời gian để đọc và nghiền ngẫm về những bài thơ này nhỉ?
    Nghĩ một lúc rồi vỗ trán (giống như thằng Bờm) vì đã có kết quả. Ta hiểu rồi.:)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên Phây mặt lạnh lắm không zậy LV :D

      Chắc gặp một dã nhân chớ chi :))

      Xóa
    2. Thấy hắn ròi chạy mất sao?????????????????
      Há há.

      Xóa
    3. @bạn Lãnh: Lạnh hay không đâu có quan trọng. :D Dã nhân hay Dị nhân thì vẫn là "mặt" mà. Còn hơn cái bạn Nặc trên đây, chẳng thấy lấy một cái tên, sao lại chen vào chỗ người khác nói chuyện nhỉ?
      @Nặc danh: bộ việc tui chạy hay ở liên quan đến bạn chăng?

      Xóa
    4. FB mênh mông thế, sao các giai các gái tìm thấy nhau hay quá vậy ta?

      Xóa
    5. :D Cũng như chị đã tìm ra em đó mừ. Nhưng vụ này thì em nghĩ Lãnh không biết em đã vô nhà Lãnh bằng cách nào đâu chị.

      Xóa
    6. OM tìm ra Lãnh trước khi Lãnh tìm ra OM nhé, Lộc Vừng (nhưng cứ để cho Lãnh loay hoay thử cho vui!). Chị đoán LV tìm Lãnh theo tên thật. Lãnh đã để lại tên thật ở những bài đầu, bây giờ chả có cách nào sửa lại được. Hehe!

      Xóa
    7. Hix! Thế mà em nghĩ em tìm ra chị trước mới ghê chứ. Em tưởng bở thiệt :))

      LV tìm ra chắc từ nhà Lão Cá quá. :D

      Xóa
    8. Chị thật là tài.:) Dư mà nói nhỏ thôi kẻo có bạn Nặc trên đây bạn í nói chị em mình "tìm giai" đó chị.:)
      Bạn Lãnh: bác Cá phổ nhạc cho thơ, tự đệm đàn và hát nữa.Hehe.



      Xóa
    9. Bạn Nặc trên đó là muốn phổ biến kinh nghiệm của bạn ấy đó LV. Bạn ấy chắc đã từng chạy nên mới sợ mọi người thấy Lãnh rồi rút không kịp. :))

      Nên cảm ơn bạn ấy nhiều nhiều ;))

      p/s: Riêng cái khoản "giai" thì ko có Lãnh nhé. Vì đời giai Lãnh đã tan nát từ tay mụ vợ của mình rồi :((. Giờ đã thành anh lão trung niên :))

      Xóa
    10. Nghe thấy tiếng Cầm, cứ tưởng mình được lên Phây bút cơ, hoá ra là Sâm Cầm :))

      Chủ đề fb vui quá, VC đóng góp tí ý kiến nhá:

      1. Mình thì thấy bác Trần Mạnh Hảo chả nói gì về thơ mấy đâu, mà bác í chỉ mượn chuyện thơ thẩn tí thôi. Cho nên mấy bài thơ này hay hay dở chả phải là điều nên quan tâm đến, tuy nhiên có vẻ như chúng cũng có sức hút, cho cả việc khen lẫn chê đấy chứ! :D

      2. Cá nhân mình cũng bị dị ứng với từ Nặc danh nên đồng cảm với Lộc Vừng. Chỉ là cảm giác thôi nhé, mong bạn Nặc danh thông cảm!

      3. Mới đọc qua câu trả lời của Lãnh, em đã sung sướng và hồi hộp đến nghẹt thở, những tưởng sẽ được nghe lời thổ lộ bị đè nén, ấp ủ bấy lâu nay: "Lãnh ko phải giai, mà đích thực là Gay!" :)) . Vậy mà... Về vấn đề giới tính thì "anh lão trung niên" với "anh giai" có khác gì nhau? :D Thật là... cụt hứng quá đi! Lãnh làm em thất vọng tràn trề! :((

      Xóa
    11. Vậy em về giải tỏa mặt bằng đi rồi anh đến đền bù cho nhé :)).

      Xóa
    12. Ặc! Đề nghị huynh trả lời trúng và đúng với vấn đề được hỏi, không lan man sang chuyện ngoài lề :))

      Xóa
    13. Mình cũng thắc mắc giống Vy Cầm!

      Xóa
    14. Thì ra mấy chị nhất quyết truy cho ra cái "vứn đề giới tính" của Lãnh đây mà. Thôi thì Lãnh thừa nhận luôn cho nó máu, khỏi lăn tăn cho rách việc.

      Anh giai thì Lãnh không phải rồi, còn nếu là Gay thì tương lai chưa biết như thế nào tạm thời bây giờ vẫn giữ nguyên hiện trạng.

      Lãnh nhận mình là "anh lão trung niên" là vì Lãnh bây giờ đến tuổi vô hại với pn rồi :)). Thế nhé! Tin hay không thì tùy...ặc :))

      Xóa
  11. Mình chả biết, chả quan tâm. Mình chỉ thích đọc thơ lanhdien thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc Lanhdien phải mở cả cửa trước, cả cửa sau cho nàng thôi. he he...

      Xóa
    2. nhứt trí cao với chị Cô nhỏ nha :P

      Xóa
    3. Chém tập thể kiểu ni còn gì em trai mí sp nữa chời :((

      Xóa
  12. ec...sufu mình mà cho đăng thơ dự thi chắc hốt bạc tỉ (y)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc sp nghĩ sp là đại gia đó coan. Nên không quan tâm đến bạc tỷ cho lắm :))

      Xóa
  13. Anh làm tôi...toát hết mồ hôi hột! Cứ đọc kỹ từng chữ từng câu xem có bài thơ nào...của tôi không :-) Hôm nọ định gửi bài thi nhưng các ông ấy không nhận vì:

    "MỘT ÔNG NẤC THÔI CHỨ, ÔNG NÀO CŨNG NẤC THÌ CHIA GIẢI RA ĐƯỢC MẤY ĐỒNG?!"

    Hóa ra hôm ấy mới biết bài của tôi "nấc" ít hơn ông Sâm Cầm anh ạ!

    Suýt tí nữa thì lại có mặt trong bài phê bình của anh rồi...:-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehehe...Sâm Cầm "nấc cụt" nhiều là do cô í ăn ớt đó. KTL ăn ớt nhiều vô sẽ "nấc" nhiệt liệt thôi mà. :))

      Xóa
    2. KTL sẽ ăn ớt "triệt để" trước kỳ thi sang năm...:-)

      Xóa
    3. Vậy Lãnh phải chúc KTL triệt để thôi :D

      Xóa
  14. Ông Trần Mạnh Hảo thì nổi tiếng là phang ác liệt rồi. Nhưng quả thật, thơ mà như mấy cái bài trạng nguyên với bảng nhãn cùng thám hoa đưa lên kia thì mình nghĩ có lẽ, mình phải là Hoàng đế :))

    Ông Hàn Mặc Tử mà sống lại, có nhẽ sẽ tự sửa thơ mình thành:

    Ngày mai tôi bỏ làm thi sỹ
    Phây búc có trạng, hết làm thơ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. :)). Hàn Mặc Tử sống lại thì cũng lên Phây thôi Tiêu huynh :))

      Công việc sao rồi đại ka? Mấy hôm nay em bận quá không hỏi thăm tin tức anh được. :(

      Xóa
    2. Bận như đánh trận. Không có thời gian mà viết lách gì nữa. Hôm nào rảnh rảnh bày chầu nhậu nha chú Lãnh.

      Xóa
    3. Ô kê anh! Hôm nào thư thả anh em mình lúy túy bữa cho nó sướng :)

      Xóa
  15. Ông Hàn Mặc tử mà sống lại chắc cũng "bò" trong "Ban Giống Khổ" ấy chứ, còn ông Trần Mạnh Hảo không được mời nên "Ganh ăn tức ở" thui. Đồng ý thơ quá tệ, nhưng ông TMH này lo-gich diễn đạt của một nhà khoa học tui "ngưỡng mộ" mà chừ cũng rỗi hơi ra phét, mượn cớ mà chả ăn nhập gì, chuyện cá nhân chứ có ai tổ chức mô mà mang xã hội, dân tộc và đây hử. Mới viết cái "nấc cụt" chứ viết "cái địt" cũng kệ họ chứ. Bộ có học thức thì "địt" thơm còn dân quèn như tui mới "địt" thúi hở.

    Trả lờiXóa
  16. Ghé thăm ông bạn thơ văn, chiến đấu quá dữ :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn MT :D

      Bên kia lộn xộn quá nên Lãnh không trả lời bạn dc. Cảm ơn bạn đã ghé thăm thường xuyên :D

      Xóa
  17. Bữa ni qua nhà bác mới thấy cái mục ni - tuy cũ rich nhưng cũng còn hấp dẫn lắm lắm! :)
    Tui "pháy" nhứt là cái đoạn mà tác giả Trần Mạnh Hảo tuyên bố "con đường thơ" của đ/c nhà thơ Bánh Bao - xuyên qua mấy câu trích từ "Những Đêm Hành Quân". Ôi Những con đường... No No :)

    Trả lờiXóa
  18. D/c nhà thơ Bánh Bao. Hay! sáng tộ :))



    Trả lờiXóa

Thập diện mai phục