Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Hột thì le - Tiếng kêu giữa đại ngàn u tịch

Luôn nhắm tới sự hài hòa tuyệt đối giữa tư tưởng, lời nói và hành động. Luôn luôn nhắm tới sự trong sạch trong tư tưởng và mọi thứ sẽ tốt đẹp.

Mahatma Gandhi


Hột thì le - Tiêng kêu giữa đạị ngàn u tịch

Con người sinh ra rồi chết đi, tất cả đều mang trong mình một nguồn sống mãnh liệt. Bất kỳ dưới trạng thái nào đi chăng nữa, thi khi cần thiết họ sẽ trỗi dậy để phát tiết. Phải chăng nó là tiếng kêu từ trong tuyệt vọng của một hố sâu tư tưởng, hay là bằng vẻ ởm ờ của một kẻ du côn?

Nguyễn Đức Sơn là như vậy! Từ trong tịch mịch đã bừng phát ra bên ngoài bằng tiếng kêu thống thiết, nghe như chấn động cả hư không với chân lý tròn trịa viên mãn nhưng lại khoác dưới một bộ cánh méo mó, dị hợm khôn cùng.

Hột 
thì le

Tiếng kêu lật ngang lịch sử, như sóng dậy triều dâng. Từng lớp lớp, hàng hàng âm ba đồng vọng. Phơi bày đến trần trụi và khốc liệt của nguồn cội sự sống. Một sự thật được phơi nghiêng và nứt ra toang hoác, lộ liễu đến kinh ngạc mà lại bí ẩn đến muôn trùng.

Bản chất của loài người đều hướng đến cái đẹp. Sống và vươn đến cái đẹp mục đích cao cả nhất mà con người luôn luôn theo đuổi. Bởi cái đẹp quá ư là nhan sắc, là mỹ miều như tên gọi, là thần thánh của muôn phương. Trong cõi du dương thơ mộng kia thì Thơ xuất hiện để dẫn dắt tâm hồn. Đến để đẩy đưa mọi cung bậc của xúc cảm  đi và về trong những ngóc ngách thâm sâu, trong rong rêu tịch mịch, thấm đầy những dấu chân của nàng thơ cứ đổ tràn xuống hố sâu tư tưởng. Thế nên thơ là phải đẹp! Nó cứ như một chân lý mênh mông vô tận.

Để rồi một hôm bất ngờ có gã thi sĩ gàn thét lên: Hột thì le. Dung nhan của nàng thơ đã bị phá hủy tan tành ra thành trăm mảnh chăng?

" Hột thì le, hột thì le, hột thì le, hột thì le..." Tôi đọc một tràng dài như đọc phải câu bùa chú " án ma ni bát mê hồng " kinh điển của Phật Giáo. Bằng cả một tấm lòng hoan hỷ, sẻ chia...

Trong vũ trụ bao la này nhiều khi cần phải xác tín một điều gì đó cho rõ ràng minh bạch. Nhưng  liệu rằng có được không? Có thỏa đáng không?

Hột 
thì le

nó cũng như thế, cần phải xác tín nên khi khai sinh ra nó phải bị vùi lấp xuống đến mấy tầng sâu thẳm. Để rồi từ đó kết tinh lại và ngoi lên tạo thành một mầm sống mới. Sinh ra là để chết đi, rồi lại sinh ra và để chết đi. Tôi trả lời cho ông rồi nhé Nguyễn Đức Sơn về " chuyện linh hồn với luân hồi có không"

Như trong tôn giáo, trước khi lên ngôi giáo chủ, những đấng quyền năng thường xảy ra một kiếp nạn. Thì với tín đồ thơ ở đây cũng đang chứng kiến một kiếp nạn như thế. Đó là chịu sự vùi lấp, chấp nhận một sự diệt vong để hồi sinh lại những mầm mống tốt đẹp.

Tất cả những loại hạt (hột) đều mang một mầm sống ( ngoại trừ hạt xoàn, kim cương...). Và nếu đã là như thế thì buổi bắt đầu sơ khởi đó là sự rạn nứt, rồi đến tách vỏ nảy mầm, rồi thì đâm chồi khoe lộc...Hột thì le ra đời ngay trong biến cố đó, trong cái phút giây mà thiên địa mang mang kia, chấp nhận cuộc dấn thân để làm rõ mọi lý lẽ. 

Nàng thơ bước ra nghiêm cẩn, cung kính đón chào. Như một sự lột xác của loài ve, trút bỏ bộ cánh già nua cũ kỹ và rạn nứt, khoác lại cho mình tấm xiêm y diễm tuyệt lạ lùng.

Tiếng thơ đã vút bay lên chín tầng hư không, bỏ lại sau lưng những ngơ ngác của trần tục, của những ngôn ngữ xô bồ nhầy nhụa, của lớp lớp cổ kính dày cộm trí thức già nua.

Về với tịch mịch,về với hố sâu, về với hư không, về với chân như...???

 Nguyễn Đức Sơn, ông đã quán triệt hết rồi! Chúng tôi còn gì để nói nữa đây?



lanhdien
19/3/2014

2 nhận xét:

  1. Hai lơ Hít le!
    Hair ! He he he thì lột !
    Các nữ sĩ đâu mất tiu rùi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nữ sĩ trốn hết rồi, còn mỗi mình tui với đồng chí Nghé bắt lele :))

      Xóa

Thập diện mai phục