"Có lẽ ta buồn hơn ta buồn
Bầy rong đời trôi dạt mấy hàng" - Hoàng Quốc Bảo
Đến bây giờ tôi mới hiểu vì sao mà buồn.
Nó cũng như câu hỏi trong bức tranh vẽ của họa sỹ Eugène Henri Paul Gauguin - " Chúng ta từ đâu đến - Chúng ta là ai - Chúng ta đi về đâu (1987)
Nó cũng là câu trả lời của đức Thế Tôn với Tôn giả về việc thoát khỏi bộc lưu bằng cách " Không dừng lại và không bước tới". Nếu dừng lại sẽ bị nhấn chìm mà bước đến sẽ bị cuốn trôi.
Nó cũng là một câu hỏi được đặt ra khi đối diện với chân như.
Chân như cũng giống như hư không, là một cõi vô tận, là tư tưởng mênh mông trong vũ trụ.
Thế nên khi đặt câu hỏi với chân như, cũng là lúc chúng ta đang đối diện với hư không mà hét thật lớn. Có thể là tiếng đáp trả từ những âm ba vọng lại .Giống như lúc Hoàng Tử Bé đứng trên đỉnh núi chót vót mà la thật to: "Xin hãy là bạn thiết của ta, ta cô đơn lắm" để nhận về là những âm thanh đồng vọng " ta cô đơn lắm, ta cô đơn lắm..." Ngay lúc chàng nhận ra rằng ở hành tinh này rất đỗi kỳ lạ, không giống như thế giới của chàng. Là sự lặp đi, lặp lại theo một cách sáo mòn, cũ rích, thiếu hẳn sự sẻ chia chân thành, thiếu óc tưởng tượng. Chỉ là muốn nêu bật lại cái tôi của mình lên thôi.
Đứng trước một vách núi nào đó chúng ta hỏi: Vì sao? Ắt hẳn sẽ có câu trả lời cho "vì sao?". Nếu hỏi tiếp: Vì sao tôi buồn, thì sẽ có câu trả lời cho " Vì sao tôi buồn". Nhưng nếu hỏi tiếp; Vì sao tôi buồn, tôi đau khổ" thì câu trả lời lần này sẽ là "tôi đau khổ" vang lên. Vì sao vậy?
Hãy cùng hình dung xem chúng ta có đang làm những gì thử nhé;
Quá khứ: Là câu hỏi từ nội tâm đang dồn nén
Hiện tại: Là âm thanh đang được phóng ra
Tương lai: Là khoảng không trước mặt được dựng lên hằng hằng vô số bằng những vách đá
Câu hỏi lúc đó là thứ âm thanh được dựng lên từ quá khứ đi qua thực tại và tiến thẳng đến tương lai. Và câu trả lời của tương lai là không thể thiếu một phần từ quá khứ.
Và đó là một phần nào mà ta có thể biết, có thể hiểu, có thể kiểm chứng được. Một nửa còn lại dành cho hư không, cho vũ trụ hàm hồ này, chúng ta không tài nào quán xuyến hết được. Cũng như buồn có triệu triệu lý do để buồn. Nhưng một điều thực tế nhất đó chính là sự đau khổ. Cái đích đến là vẫn là đau khổ cho nên bao nhiêu cái buồn trước kia làm sao có thể rõ ràng và phân định ra đây chứ? Thế nên càng nhiều thứ chất chồng lên nhau, người ta chỉ nhớ duy nhất một thứ mà thôi. Vì nó chính là nguồn cội! Do đó khi mà bật lên thành tiếng " Tôi đau khổ". Chính cái Tôi kia đã lấn át hết rồi, những thứ còn lại đều nhỏ đi và tan loãng.
Trong đau khổ là có sự buồn. Nhưng trong sự buồn thì không hẳn đã có đau khổ. Thế nên chỉ là buồn không thôi thì rất nhẹ hều, nhiều khi nó là điều tốt đẹp. Là thứ còn lại trong tư tưởng để tra vấn, hỏi đáp, phân bua. Nội tâm con người là thứ không rạch ròi và rõ ràng nhất, như nắng mưa cứ chực chờ bên cạnh. Nếu không giải đáp được sẽ sinh ra buồn thôi.
Vì thế nên nỗi buồn của con người là thường trực, là câu hỏi luôn luôn đặt ra từng giờ từng phút. Nó cũng như " Có lẽ ta buồn hơn ta buồn - Bầy rong đời trôi dạt mấy hàng" của Hoàng Quốc Bảo hay như " Chúng ta từ đâu đến - Chúng ta là ai - Chúng ta đi về đâu " của Eugène Henri Paul Gauguin . Lúc nào cũng có thể lặp đi, lặp lại liên tục trong cuộc đời này. Như dòng bộc lưu kia đang phăng phăng tiến tới. Nếu có cơ duyên gặp được Như Lai để nhận một lời khuyên thì cũng là " Không dừng lại và không bước tới" mà thôi. Vậy con người làm sao thoát đi?
Thế Tôn thuộc về chân như, thuộc về hư không nên chứng Vô ( tức tánh Không) mà bước ra được. Chúng ta thuộc về thế giới hiện hữu này, nên cứ quay mòng mòng mà truy vấn
Câu trả lời khi con người đối thoại cùng hư không như âm ba vọng về, nó chỉ còn lưu lại một nửa. Một nửa kia thuộc về Hư Vô và Vĩnh Viễn . Và cứ thế là một cuộc đối thoại liên tiếp xảy ra, triền miên lai láng, thâm căn cú đế mà vẫn không thể nào dứt ra được.
- Vì sao mà buồn?
- Vì nó là câu hỏi!
- Ai sẽ trả lời?
- Hư không!!!
3/2014
Nếu đứng ở vách núi ấy mà hét lên: Chúc mừng sinh nhật Lãnh! Thì tiếng vọng lại là chi hè?
Trả lờiXóaTiếng vọng lại sẽ là lãnh...ãnh...ãnh...ãnh :v
XóaMắc chi mà đứng trước vách núi rồi hét lãng nhách vậy trời?
Trả lờiXóaƯng rứa đó! :))
XóaBởi vậy khi tiểu muội có chuyện gì buồn, thường chon cách lặng im, chả muốn kêu muốn gào gì cho nhọc, vì đằng nào cũng là mình đối diện với chính mình, giải quyết hậu sự của chính mình.
XóaĐó cũng là một cách bước qua không ồn ào đó cụ.
Thay đổi cảm xúc...mọi việc sẽ như ý thôi, chàng trai trẻ.Nhớ câu chuyện Ông vua có bộ tai lừa đó.sống hết mình cho cái thiện, một ngày có qua đi, nới ấy mọc lên cây trúc làm sáo thổi vi vu đi xa trong gió, làm ráo giọt mồ hôi trên bờ vai còn vất vả..là tuyệt vời.Mãi vui và hạnh phúc- người đa tài.....Cười
Trả lờiXóaCảm ơn cô! Con ko sao, chỉ buồn giùm cho tha nhân chút xíu thôi mà...:D
XóaChúc cô sức khỏe và bình an! :D