Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Trăng Xế

Đây là bài viết rất lâu rồi của Lãnh. Lúc đó trong một lần về quê Lãnh có nghe mọi người nhắc đến một câu chuyện dính dáng đến văn chương. Câu chuyện về một người phụ nữ viết văn, cô ấy có gởi đăng một bài viết của mình nhưng không được chấp nhận với lí do bài viết của cô quá đời thực và có động chạm ít nhiều đến chính trị. Lúc đó Lãnh được nghe kể loáng thoáng như vậy theo kiểu " tam sao thất bổn" nên sau đó liền viết lại câu truyện này để giải tỏa cơn ấm ức. Tuy nó không hoàn toàn đúng với nguyên tác vì cách kết thúc của mỗi người đều khác nhau, nhưng một phần trong câu chuyện này nó là một sự thật. 




Trăng Xế


Tôi chẳng biết là nên bắt đầu từ đâu, nhưng cái dáng gầy gò và mỏng manh của bà ta vẫn đi về ngang ngỏ. Người trong xóm gọi bà là bà Nhu.



Bà Nhu năm nay chừng gần 80 rồi, bà buôn bán vặt ở chợ, sở dĩ tôi gọi bà buôn bán vặt là vì, bà không có một gian hàng nào cả, chỉ mua mấy cái rau, củ tỏi và mấy thứ linh tinh rồi bán lại cho người ta, khách của bà đa số đều giống nhau, họ đều thuộc tầng lớp nghèo đói của xã hội.

Ngoài ra bà Nhu cũng thường hay phụ việc cho mấy gian hàng ăn trong chợ, những việc như bưng bê, lau chùi hay rữa chén bát gì đó…Công của bà được tính bằng là một phần ăn của bà ,và số còn lại của thức ăn thừa mà bà thu nhặt từ phía thực khách.

Những thứ dư thừa kia được bà Nhu gom lại và mang về nhà, và nơi đây là tổ ấm của mười mấy con chó nhỏ, chúng hí hững và mừng rỡ khi nghe bước chân bà về, nhảy chồm lên như chào hỏi và đón nhận những phần quà mà bà Nhu gom ở chợ mang về.

Cái chợ nhỏ này đón nhận sự tồn tại của bà Nhu cũng trến dưới mấy chục năm rồi, từ cái thuở bà còn được gọi là "Cô Nhu". Theo những người lớn tuổi kể lại thì bà Nhu ngày trước làm nghề gánh nước thuê và bán nước chè tươi trong chợ, bà Nhu ngày ấy không đẹp, nhưng được cái rất tốt bụng và hiền lành. Chiến tranh đã cướp mất bà một người chồng, cũng từ đó bà không bước thêm bước nào nữa.

Không còn người thân, chồng cũng mất nên bà dành tình thương đó mà cưu mang những người khốn khó. Thuở ấy trong nhà bà lúc nào cũng có vài người ở tạm, họ là những sinh viên, hay những người theo đuổi những lý tưởng, những mục tiêu mà họ gọi là cao cả.

Nhưng tất cả đều là tay trắng, nghèo rớt mồng tơi. Họ được bà cưu mang , chở che, đùm bọc, bà khi ấy giống như sự hiện thân của lòng từ bi, bác ái. Những chăm lo của bà giống như người mẹ lo cho đàn con nhỏ, bất chấp lời ong tiếng ve, sự dị nghị của xóm giếng hay những con mắt nghi ngờ từ phía bọn mật thám. Những người kia vẫn bình an trong vòng tay nhân ái của bà.

Chiến tranh kết thúc, những con người mà từng được bà cưu mang cũng rời xa bà. Họ có những công việc của họ, họ lao vào công cuộc đổi mới và kiến thiết đất nước, những công trình, những nhà máy chờ bàn tay họ tái tạo và sử dụng.

Riêng bà Nhu vẫn thế, vẫn gánh nước thuê và bán nước chè, số phận bà chẳng có gì thay đổi. Có thay đổi chăng là, lâu lâu người ta thấy có vài người đến rất vội, và trao cho bà một bịch gì đó giống như bịch quà rồi đi ngay.

Thời gian về sau, công việc gánh nước thuê và bán nước chè không còn phù hợp với xu thế mới, khi mà thời đại công nghiệp hóa đã thổi hừng hực lên, thì bát nước chè kia được thay bằng những chai nước ngọt có ga hay những chai nước suối tinh khiết. Gánh nước thuê bây giờ cũng chẳng còn ai kêu, nên bà Nhu chuyển qua bán buôn vặt.

Ngôi nhà lụp xụp của bà không còn tiếng cười nói những người lúc trước thay vào đó là tiếng ỏn ẻn của những chú chó con và gâu gâu của con chó mẹ. Thời gian bây giờ người ta thấy bà chăm sóc những chú chó vô gia cư và đi hoang, lạc loài. Hình như bà không muốn rảnh tay, rảnh chân thì phải? Cứ cặm cụi, lui cui múc cháo cho những chú chó con, và tắm rữa cho chúng.

Bầy chó càng ngày càng béo tốt ra và phổng phao lên, chúng đền ơn bà là những cái vẫy đuôi mừng rỡ rồi bò lại liếm liếm bàn tay bà như chừng quý lắm. Những lần như thế bà như vui lên, nét cơ hàn và khắc khổ trên khuôn mặt bà hình như vơi bớt.

Thời gian sau này, người ta không thấy ai đến thăm bà nữa, những người năm xưa hình như biệt tăm luôn. Lưng bà giờ hơi còng thêm một chút và bước đi nặng nhọc hơn, nhưng công việc bà thì chẳng có gì thay đổi.

Vào một đêm nọ, cái xóm nghèo đó chìm trong tỉnh mịch, cái không gian yên lặng về đêm như là một phần thưởng cho những người lao động nơi đây. Họ vùi sâu vào giấc ngủ sau một ngày bôn ba, cực nhọc. Bất chợt tiếng chó sủa vang, không phải một con mà rất nhiều con. Tiếng chó sủa phát ra từ hướng nhà bà Nhu, nó inh ỏi và phá tan cái không gian vắng lặng thường ngày. Nhiều tiếng càu nhàu kèm theo chửi thề từ những căn hộ lân cận, và sau một thời gian hình như quá sức chịu đựng. Mọi người trong xóm nghèo ấy liền đồng loạt thức dậy, ánh đèn bật lên và tiếng mở cửa, những bước chân soàn soạt tiến về phía nhà bà Nhu.

Tiếng gõ cửa, réo gọi í ới. Không một lời đáp trả, bên trong đàn chó vẫn sủa um trời, mọi người bằng phá cửa xông vào, tiếng hộp quẹt bật loạn xạ và rồi ánh đèn cũng bừng sáng lên. Bà Nhu nằm bất động trên giường, bầy chó con đứng,con nằm ,ngồi loạn xạ, cùng nhau tru tréo. 

Bà vẫn còn sống, mau đưa đi bệnh viện.

 Tiếng ai đó vừa nói kèm theo là tiếng bước chân chạy đi tìm xe máy cùng tiếng xì xào bàn tán nguyên nhân sao bà Nhu bất tỉnh…

Bệnh viện lúc 2 h sáng.

 Những người hàng xóm tốt bụng đã đưa bà Nhu đến đây, bà Nhu nằm thiếp trên chiếc giường nhỏ có tấm ga trắng xóa, thân hình gầy còm bà bẹp dí như sát với tấm ga trông thật tội nghiệp.

Ông bác sĩ nói bà ta bị tai biến, đang trong tình trạng nguy cấp. Mặt ông bác sĩ đăm chiêu khi nhìn thấy bà Nhu bất động, hình như có luồng cảm xúc nào đó khiến từng sớ thịt trên khuông mặt của vị bác sĩ kia căng ra, nét căng thẳng càng ngày càng bộc lộ. Bất chợt ông bác sĩ quay sang hỏi người hàng xóm bà Nhu: Có phải bà này tên là Nhu đúng không?

À! Đúng rồi, sao bác sĩ biết? Người hàng xóm đáp lại và vội vàng hỏi.

Nhà bà ta ở xóm nghèo gần chợ? Vị bác sĩ không vội trả lời mà hỏi thêm câu nữa, hình như ông ta muốn chứng minh hay khẳng định một điều gì đó.

Vâng đúng! thưa bác sĩ. Người hàng xóm gật đầu.

À! Vậy đúng là bà. Vị bác sĩ chậm rải nói và cố che giấu gương mặt xúc động. Ông ta từ từ tiến về phía bà Nhu và nhìn chăm chú vào gương mặt bà rồi bất chợt quay sang người hàng xóm và nói: Anh về đi, người này để tôi trông cho. Tôi biết bà ta!
Gương mặt người hàng xóm lộ nên nét mừng rỡ, những âu lo khi nãy, lúc mới bước vô bệnh viện giờ bay đi đâu mất.

Bất chợt anh ta nói: Quí hóa quá, nhưng thôi bác sĩ ạ! Đường nào cũng lỡ khuya rồi, tôi thức vẫn được.

Vậy cũng được, cảm ơn anh đã đưa bà ta đến đây. Ông bác sĩ gật gù và kèm theo một cái bắt tay thân thiện.

Lúc này ông bác sĩ vội rút điện thoại và gọi cho một số người, hình như theo cách nói chuyện, họ là những người quen và từng biết bà Nhu. Người hàng xóm thấy vậy càng yên tâm hơn và không ngớt cảm ơn Trời, Phật độ trì cho bà, trong hoàn cảnh vậy mà gặp được quý nhân giúp đỡ.

Đừng sủa nữa con, để người ta ngủ. Tiếng bà Nhu nói trong cơn mê sảng cắt ngang luồng suy nghĩ của người hàng xóm và cuộc nói chuyện qua điện thoại của vị bác sĩ. Cả hai cùng lao đến giường bà Nhu. Ông bác sĩ vội vàng đo mạch cho bà Nhu gương mặt lộ vẻ xám ngắt, trên kia chiếc máy đo điện tim bất chợt kêu lên tuýt tuýt rồi dừng lại. Nét thất thần cùng lộ lên trên cả hai người, vị bác sĩ và người hàng xóm…

Xóm nghèo hôm sau chợt xuất hiện một vài xe hơi đổ xịch lại trên xe một nhóm người sang trọng bước xuống, trong đó có vị bác sĩ nọ cùng tiến về phía nhà bà Nhu. Một vòng hoa tang có ghi dòng chữ “ Các con cùng kính viếng linh hồn mẹ” được đặt bên cái bàn thờ sơ sài mà hàng xóm vội lập nên. Bên trên bức chân dung bà Nhu với vẽ mặt phúc hậu đang cười móm mém. Nhóm người kia sụp lạy và cùng nhau sụt sùi, kể chuyện ngày xưa, cái ngày mà bà từng cưu mang mình, nhưng vì công việc bận rộn nên quên mất cái nơi này, cái xóm này, con người này...

Mọi người cùng nhau đưa tiễn linh cữu bà Nhu về nơi nghĩa trang,nơi bà có thể nằm yên thanh thản trút bỏ những nhọc nhằn thường ngày, những lo toan trong cuộc sống. Khi linh cữu bà Nhu được khiêng lên xe bất chợt cả bầy chó nhốn nháo và tru lên thảm thiết, tiếng sụt sùì của những người hàng xóm và những giọt nước mắt rơi vội của nhóm người kia, cũng nhạt nhòa dần theo bánh xe lăn.

Hết

2011

14 nhận xét:


  1. Cũng may là bà Nhu ốm rồi mất rất nhanh, nếu bà nằm chừng độ một hai tháng thôi thì bà sẽ buồn cuộc đời này thêm chút nữa, những người đã đến cùng vòng hoa tang " các con cùng kính viếng linh hồn Mẹ " kia, nếu nhớ đến bà thì đã nhớ từ lâu rồi ...

    Câu chuyện có kể rằng sau khi bà Nhu mất, bầy chó ra sao không anh ? Bởi vì trên đời làm gì có người thứ hai nuôi nấng chúng béo mập ra như bà ấy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong nguyên tác của truyện kia thì anh có nhớ man mán rằng Bà Nhu bán chó để làm kế sinh nhai.:D

      Đàn chó em hỏi chắc ra quán thui rơm mất rồi chứ còn đâu :((

      Xóa
    2. Ơ, thế bà Nhu với lão Hạc giống nhau thế chú Lãnh? Thế nguyên tác có nói các '' cậu Vàng '' của bà khi bị bán có như '' cậu '' của lão Hạc ko?

      Xóa
    3. Giời ôi, thế ra nguyên tác khác, phóng tác khác hả?

      Xóa
    4. Dĩ nhiên rồi. :)).

      @ Tiêu h: Nguồn cội là Vàng phải được thơm rui :))

      Xóa
  2. Một cuộc đời nhân ái thầm lặng, rất đáng trân quý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lãnh nghĩ nhiều lúc thực tế nó còn phũ hơn gấp mấy lần đó chứ. Rất rất nhiều người cống hiến hết mình mà kết cuộc rất thê lương.

      Xóa
  3. Bày chó sau đó được những người có trách nhiệm cao quý mang đi '' hóa giá '' T à.

    Trả lờiXóa
  4. Đau đời...

    Tớ nghĩ là khi nào tớ chết sẽ có rất nhiều xe hơi đỗ xịch ở nhà an táng! :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dự báo trong vài chục năm tới cậu sẽ được toại nguyện như ý.

      Còn bây giờ thì chưa chết được đâu nghen cưng. Phải sống để còn có cái mà người ta hành hạ :))

      Xóa

Thập diện mai phục