Giang tuyết
Liễu Tông Nguyên
Hôm trước đọc bài thơ này của người bạn dịch thấy ấn tượng quá. Ấn tượng bởi vì với bài này chỉ với bốn câu thơ thôi mà khắc họa lên cái hình ảnh Thiên Vạn Cô Độc. Bài thơ càng đọc càng lạnh, cảm giác có sự nhỏ bé của con người trước một vùng sông nước lạnh lẽo đầy tuyết. Theo ý cá nhân tôi thật sự mà nói thì bài thơ này rất khó mà dịch hay hơn được. Bởi vì cái không khí lạnh trong bài thơ của Liễu Tông Nguyên toát ra một cách mãnh liệt, xuyên buốt cả tâm can. Có một sự xót xa nhức nhối mà khó thốt nên thành lời...Ngoài ra chiếc áo tơi và cái nón lá trong bài thơ kia là một hình ảnh rất thân quen. Những ngày xưa khi còn ở quê nhà tôi thường hay bắt gặp hình ảnh đó vào những ngày mưa. Bóng người lúp xúp bước đi trong mưa hoặc chèo thuyền đánh cá cứ phảng phất hoài trong ký ức.
" Cô chu thôi lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết"
Sao mà thê lương và lạnh lẽo đến thế? Tất cả hình ảnh chỉ có một nhưng lại chia ra rồi hòa quyện lại tạo nên những vết cắt điếng tê
江雪
柳宗元
千山鳥飛絕,
萬徑人蹤滅。
孤舟簑笠翁,
獨釣寒江雪.
Giang tuyết
(Liễu Tông Nguyên)
Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt .
Cô chu thôi lạp ông,
Độc điếu hàn giang tuyết.
柳宗元
千山鳥飛絕,
萬徑人蹤滅。
孤舟簑笠翁,
獨釣寒江雪.
Giang tuyết
(Liễu Tông Nguyên)
Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt .
Cô chu thôi lạp ông,
Độc điếu hàn giang tuyết.
(nguồn chữ Hán lấy từ Thivien.net )
Và đây là bản "mắc dịch" :
Lục bát:
Nghìn non khuất bóng chim bay
Vạn con đường vắng dấu giày khách qua
Thuyền côi, tơi áo, một già
Một khơi khói sóng, tuyết sa, ôm cần.
Vạn con đường vắng dấu giày khách qua
Thuyền côi, tơi áo, một già
Một khơi khói sóng, tuyết sa, ôm cần.
( Lãnh)
p/s: Đây chỉ là phần "mắc dịch" thơ cho vui thôi. Và bản dịch của Lãnh chủ yếu dựa theo bản dịch của người đi trước. Và nói thêm rằng ở câu cuối tôi dùng từ " ôm " mà không dùng từ "buông" là vì tôi muốn nó bó lại, để liên kết với nhau như một. "Buông" tôi không thích lắm vì nó giống như một sự chờ thời, kiểu Khương Tử Nha đi câu. Với tôi đi câu cho dù hình thức gì đi nữa cũng là "chờ thời" không hơn không kém. Nhưng trong bài thơ này thì nó không còn ý nghĩa chờ đợi gì đó. Nó là một sự cô độc của con người trước thiên vạn mênh mông của cảnh sắc.
Các bằng hữu nếu có nhã hứng thì xin dịch tiếp ở bên dưới nghen :D
Quả là mắc dịch! Dịch thơ mắc dịch mà bình thơ cũng mắc dịch! :))
Trả lờiXóaOạch! Cô này mở hàng chắc xôm tụ lắm đây :))
XóaNày này Phi Thiên Vũ, riêng cái khoảng "mắc dịch" này thì tớ đỉnh của đỉnh nhá :))
Lạy hồn! Riêng với bài này mà nói nhé, dịch hay thì đầy bản, nhưng dịch đúng ý đồ của tác giả thì chưa có ai. Cậu biết tới bốn từ Thiên Vạn Cô Độc rồi thì chả cần nói thêm nhiều. Chỉ là chuyển được ý thơ mà mất rất nhiều ý chơi chữ của bài.
XóaNói túm lại bản dịch này chỉ thuận tai như bao bản dịch khác, mắc dịch là phải! Ha ha...
Thế cậu lấy một bản mà theo cậu cho là dịch hay ra tớ coi cái nào? :))
XóaNói vậy là cậu khiêu khích tớ công nhận cậu dịch thơ hay chứ gì? Cỡ cậu cũng chỉ ngang tớ là cùng! :))
XóaBản hay trên mạng vô khối! Tự lùng mà đọc. Cậu nên công nhận lời tớ là chưa ai dịch thơ bài này mà đảm bảo chuyển tải hết ý đồ chơi chữ của tác giả là được! Em nhỉ? :))
Đây! đối chọi với Thiên vạn cô độc thì có Nghìn vạn một bóng :))
XóaNghìn non hút cánh chim bay
Vạn con đường vắng dấu giày khách qua
Một già tơi áo thuyền xa
Bóng soi đáy nước, tuyết sa, buông cần.
Đúng là củ chuối!
Xóa:)). Thế củ gừng như cậu 'mắc dịch" phát đi nầu :)).
XóaRiêng mấy bản dịch trên mạng tớ không chấp :))
Ầy, đừng có vênh như thế chứ. Trên mạng có đăng những bản dịch của các vị bô lão rất đáng học hỏi đấy. Cậu vẫn cứ cho mình là một là duy nhất nhở.
XóaCòn cậu muốn bản tớ dịch mắc dịch như cậu hả? Muỗi!
Ngàn non tịch bóng chim bay
Đường xa vạn lối vết giày vắng tanh
Thuyền con, tơi mỏng, nón vành
Mênh mông sông tuyết độc cần lão buông
Ha ha... Củ chuối toàn tập! Thưởng thức đi tớ xem The Voice đây.
(Hôm nay mở hàng có vẻ ế)
Sáng nay mới thưởng thức tuyệt phẩm này được. Đem qua tớ đi nhậu mất tiêu roài :))
XóaKhông hay lắm! Nhưng chấp nhận được :))
Buông = thuận theo duyên. Ôm = sự vướng chấp chủ quan.
Trả lờiXóaCô độc thì chủ quan rồi còn gì?
XóaNếu hiểu buông để thuận theo duyên thì sự cô độc kia sẽ giảm xuống rất nhiều đó cưng :D
Cô độc= Hải đảo tự thân. Thấu hiểu quy luật rồi mới " Buông " được. Còn không thì chỉ "ôm" một cách vướng víu và nhọc tâm thôi.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThuỵ hổng bình, vì không đủ trình ... >:D< hehe ...
Trả lờiXóa>:D< Zậy đi qua lại cho nó chắc ;))
XóaBản "mắc dịch" đọc lên nghe buồn buồn tội tội chứ chưa toát được cái lạnh như bản gốc. Có lẽ một phần là do thể thơ năm chữ, cô đọng hơn nên diễn tả tốt hơn cái cô liêu, quạnh vắng, u tịch chăng?
Trả lờiXóaThích hai câu sau của bản "mắc dịch":
Thuyền côi, tơi áo, một già
Một khơi khói sóng, tuyết sa, ôm cần.
Cái cách ngắt nhịp bằng dấu phẩy khiến khi đọc lên câu thơ như có từng tiếng nấc, thổn thức, day dứt, cô độc, như diễn tả được những hành động của một người lụi cụi một mình. Câu cuối diễn tả cái lạnh: "Một khơi khói sóng, tuyết sa...". Có "khói sóng", "tuyết sa", lạnh đấy, nhưng có lẽ từ "một khơi" khiến cho không gian hơi bó hẹp lại, nếu nó mênh mông hơn, như là "trùng khơi", "ngàn khơi" hay gì đó thì có lẽ cái lạnh lẽo sẽ tăng hơn chăng?
Cũng thích "ôm cần" hơn là "buông cần". "Ôm cần" gợi cảm giác thu lại, co ro đến tội nghiệp vì cô đơn, vì lạnh. "buông cần" gợi nên cảm giác hờ hững, thư thái, vì vậy không tạo nên cảm giác thương cảm như là "ôm cần".
Không hiểu rõ được bản gốc lắm, chỉ là nêu cảm nhận của mình khi đọc bản "mắc dich" của Lãnh thôi. Dù sao thì vẫn thích "ôm" hơn là "buông" :p ;))
" Dù sao thì vẫn thích "ôm" hơn là "buông " :p ;))" nghe chừng đúng chất của Cô Nhỏ! :D
XóaChị mù tịt, không biết dịch, cũng chả đủ trình. Ngồi khoanh tay hóng hớt thoai!
Em cũng hớt hai chị hóng đây :))
XóaDịch giả Hoàng Hưng nói: "Thực sự thì thơ không có cách nào dịch nổi vì thơ là nghệ thuật ngôn ngữ, nó gắn chặt với đặc điểm của ngôn ngữ gốc, nếu chuyển sang ngôn ngữ khác thì bài thơ bị chết mất một nửa".
Trả lờiXóaBài Lãnh huynh dịch, tôi cũng không ưng. "Rõ ràng là nắm được cái “thần” của bài nguyên tác nhưng tùy tiện quá, không bám lấy lời và ý của tác giả thì thơ dịch bị giảm sức truyền đạt rất nhiều".
1- Chuyển sang thể lục bát, cái sự cô độc tuyệt đối vẻ như chưa được tuyệt đối, còn lê thê lắm lắm. Chính vì thế nên thắc mắc chuyện "ôm cần", "buông cần". Tuổi lãnh huynh ôm cần được, nhưng ông già thì buông cần chắc rồi.
2- "Vạn con đường vắng dấu giày khách qua", cũng không nói lên được cái ý "nhân tung diệt".
Câu cuối "Độc điếu hàn giang tuyết" thành "Một khơi khói sóng, tuyết sa, ôm cần". Câu của người ta như thế, qua tay huynh nó đã thành rườm rà. Thử nghĩ hình ảnh một người ôm cần bên dòng sông tuyết lạnh, giữa cái mông mênh lạnh lẽo ngút người đó, sao lại có "khói sóng", "tuyết sa"?
Mạn đàm.
Liễu Tông Nguyên
XóaGiang tuyết
Thiên sơn điểu phi tuyệt
Vạn kính nhân tung diệt
Cô chu thôi lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết
Dịch nghĩa bài thơ
Giữa ngàn non, chim bay tắt bóng
Trên đường muôn ngả, dấu người vắng tanh
Thuyền trơ trọi, ông già nón lá áo tơi
Một mình ngồi thả câu trong tuyết trên sông lạnh
Bản dịch của Tản Đà
Nghìn non mất bóng chim bay,
Muôn con đường tắt dấu giày tuyệt không.
Kìa ai câu tuyết bên sông,
Áo tơi, nón lá, một ông thuyền chài.
Bản Dịch của Tương Như
Tuyết trên sông
Ngìn non, bóng chim tắt
Muôn nẻo, dấu người không
Thuyền đơn, ông tơi nón
Một mình câu tuyết sông
Bản dịch của Trường Tương Tư
Thiên sơn hùng vĩ núi mây ngàn
Đông rét lạnh lùng tuyết lập sang
Ngõ vắng, người không ,chim khuất bóng
Sông sâu, thuyền một , sóng dờn loang
Áo tơi , câu thả , dòng xuôi mái
Tuyết rũ , nước cuồn , gió thoảng ngang
Muôn nẽo trời thinh ôm cảnh vật
Gợi buồn cho khách lúc chiều tan
Bản dịch của Nguyễn Phước Hậu
Ngàn non mất dấu bóng chim bay
Muôn lối còn đâu vết gót hài
Thuyền vắng,áo tơi,đầu nón lá
Giăng câu sông tuyết một ông chài
Bản dịch của Song Nguyễn HànTú
Chim ngàn rời núi bay đi
Trên đường khắp nẻo chẳng ghi dấu người
Lênh đênh thuyền chiếc lẻ loi
Áo tơi che tuyết, lão ngồi buông câu
Nguồn: http://4vn.eu/forum/showthread.php?t=11367-giang-tuyet-lieu-tong-nguyen#ixzz2liW0aS5E
Xem ra Lãnh huynh dịch gần giống đại lão bản Tản Đà nhất.
Thử nghĩ hình ảnh một người ôm cần bên dòng sông tuyết lạnh, giữa cái mông mênh lạnh lẽo ngút người đó, sao lại có "khói sóng", "tuyết sa"?
Trả lờiXóaChứ nó là sao hả tiểu thơ? Là "mặt trời chân lý chói qua tim" hả?
Chẳng biết tiểu thơ quê ở đâu và có khi nào ngắm một người đi câu trên sông vào những ngày mưa gió chưa. Nhưng Lãnh thì gặp thường xuyên nên rất ấn tượng về nó. Cái cảm giác heo hút giữa gió mưa, đơn độc với sông nước nó hòa quyện với nhau rất buồn tẻ.
Khói sóng chỉ là cách ám chỉ sự mịt mù từ hơi lạnh của sông nước, tuyết sa có thể hiểu đơn giản tựa tựa là mưa ( Việt nam không có tuyết nên rất khó để mà diễn tả). Cách luân chuyển của cảnh sắc là một sa xuống, một bốc lên và ngay lúc đó là một bóng già lặng lẽ ngồi câu. Nếu hiểu như thế thì biết tại sao tôi dùng từ "ôm" kia. Vì theo cá nhân tôi nghĩ lúc đó là một hình ảnh co ro hơn là hình ảnh tiêu dao phiêu dật. Ôm là để gói gọn lại và biểu hiện lòng thương cảm. Buông là tư tưởng khoáng đạt đang thoát ra, có vẻ giống như là ta đã biết rồi vậy. Đó là người có chí lớn, hay gì gì đó chẳng hạn. Đối với tôi thì điều đó tôi không thích, vì quan niệm cá nhân của tôi thì thấy lạnh lẽo thì sẻ chia thôi, chẳng cần thiết phải gắn kết tư tưởng gì đó này nọ vô cho rườm rà.
Ông dịch giả gì mà tiểu thơ mượn lời trích dẫn đó, những điều ổng nói chẳng cần phải dịch thuật mới có những kiểu như vậy. Ngay chính ngôn ngữ gốc với nhau đây. Như cách tôi nói và mọi người nghe thì đã xảy ra hiện tượng đó rồi. Người nói một đằng, người hiểu một nẻo...Cái này không phải là trình độ hay gì đó chênh lệch nhau. Nó chính xác là tâm thế người nghe và hiểu. Một câu chuyện khi kể xong có thể hiểu nhiều cách khác nhau. Cùng một hành động nhưng có rất nhiều cách suy nghĩ để biến nó thành cao quí hay bình thường đều do từng cá nhân cảm thụ.
Tôi vẫn biết là nó không thể đạt, nhưng cái thú tiêu khiển thì nó thôi thúc vậy thôi. Và cũng nói thẳng rằng những bài thơ mà tiểu thư trích dẫn đối với cá nhân tôi vẫn thấy không đạt. Tôi nói điều đó để tiểu thơ hiểu rằng tôi vẫn biết có những sự không hài lòng, ưng ý của tùng cá nhân, nên việc khen chê nó không sao cả, tiểu thơ cứ tự nhiên nói thẳng suy nghĩ của mình :D
Khói sông, tuyết sa, cảm tưởng vẫn còn "động", chưa nói hết được cái vắng vẻ cô tịch tuyệt cùng đó.
Trả lờiXóaÔm cần, buông cần, là cách hiểu, cách cảm nhận của mỗi người khi đi vào chi tiết hình ảnh của ông già. Chứ tôi thấy, ở đây việc câu hay không câu vẫn chả liên quan gì tới cái thần của bài thơ.
Tôi không những thấy những hình ảnh đó, mà tôi còn từng ngồi như thế. Nhưng "hàn giang tuyết" là hình ảnh rất khác Việt Nam ta.
Chắc chắn là khác rồi. Theo Lãnh thì nếu chưa kinh qua cái hình ảnh đó thì chắc không thể cảm nhận hết được. Thế nên với Lãnh chỉ tưởng bở đến đó là cùng :D
XóaÂy da... Tớ đã bảo cậu mắc dịch toàn tập mà. Cậu có vẻ thích mấy cái từ "khói sóng, tuyết sa, ôm cần" nhỉ? Nói thật là tớ thấy cậu mắc dịch nhất ở câu này. Cậu cố tìm mấy cái mỹ từ đó rồi gắn vào cho nó cái cảnh sắc như cậu muốn, nhưng vì mải chau chuốt từ mà cậu làm mất hết cả ý tứ sâu xa của thơ cổ, nó giống như là cậu chỉ lột tả được vẻ ngoài của bức tranh chứ chả đến được cái thần của bức tranh, cậu càng màu mè thì càng khiến nó trở nên rối rắm...
Trả lờiXóaMulan đừng đem thơ của Lãnh ra mà so với bản dịch của Tản Đà. Bản dịch của Tản Đà đã gần như tuyệt ý, tuyệt từ rồi. Lão Lãnh chỉ là múa may cho bay bướm mà thôi! :))
Mà nói đến tuyết sa thì đừng có nói đến khói làm gì cho nó mệt. Vì lạnh tới độ không khí đóng lại thành tuyết thì làm gì có hơi nước ở đâu ra mà tạo khói sóng cho cậu trừ khi mặt trời lên làm tan chảy bông tuyết ấy. Cái này cứ theo vật lý học mà nói, mà cũng là nói trong bản dịch của cậu thôi chứ bản gốc của tác giả thì sông đã đóng băng rồi ở đấy mà thơ mộng tuyết sa.
XóaĐại lão bản Tản Đà dịch bài đó thấy vậy mà nhiều người vẫn chưa ưng đó PTV.
XóaMuỗi :))
XóaCụ Đà cũng chỉ đứng vòng ngoài la hét, cổ vũ thôi chứ không có gì là tuyệt ý, tuyệt từ hết cả. Cậu đừng nhìn cái bóng kia mà vơ vào một đống sáo ngữ thế. Cái thần của bài thơ này thì bản gốc nó lấy trọn hết rồi. Chẳng có ai làm tốt hơn cả, nên việc dịch bài này cũng chẳng qua là sự ham muốn và kích thích của nòi thi sĩ thôi, ngoài ra chẳng có ý nghĩa là phải hay hơn hay gì gì đó. Còn với người này nó như thế, người kia sẽ là nọ cũng chẳng qua là việc tránh lặp lại với nhau thôi. Cậu nói đến cái thần khiến tớ ngợp mất. Đã là cái thần thì làm sao mà diễn tả bằng lời? Nó thuộc về cảm nhận, là trực giác...thế nên ở bài thơ gốc người ta đọc lên thấy lành lạnh nổi cả gai ốc là vậy. Còn tất cả các bản dịch chỉ là tô son điểm phấn chứ chẳng là cái đinh gì. :))
@Mộc Lan tiểu thơ: Thú thật Lãnh cũng chỉ đến đó là cùng, không khá hơn được. Thế nên lực bất tòng tâm. Nói thật đọc cái bản gốc sướng hơn nhiều so với các bản dịch :))
XóaĐiều cậu nói thì tớ đã nói ngay từ đầu rồi, chả đến phiên cậu. Tớ không sáo ngữ mà chỉ là cậu quá hoa ngữ mà thôi. Nếu cậu không quá tự tin về mấy câu dịch của cậu thì tớ đã chẳng thèm nói làm gì. Đương nhiên không có bản dịch nào được như bản gốc như tớ đã nói, nhưng ít nhất cụ Tản Đà dịch gần sát nhất với bản gốc. Từ ngữ và ý tứ của cụ hơn hẳn mấy bản dịch khác. Mulan lấy thơ cậu đem so với Tản Đà là quá khoa trương cho cậu. Đừng nói tiếp là tớ nói thế vì cái bóng của cụ, bởi ai đọc thì sẽ thấy điều đó.
XóaThà nói dịch sát bản gốc đi. Chứ đừng vơ vào ba cái Thần thái gì đó rồi tung hô lên tuyệt ý, tuyệt từ...Đấy không sáo ngữ thì là cái gì? Bản dịch của ông Tản Đà so với bản của ông Nam Trân thì chẳng khá gì hơn. Riêng cái việc Mộc tiểu thơ lấy cụ Đà ra so sánh là việc của cô ấy. Và tớ thì chẳng thấy khoa trương hay có cảm giác mình lớn lên một phân nào cả. Với cậu thì Tản Đà to lớn lắm vậy tớ cũng phải thấy ông ta to lớn hay sao? Ấy chà chà...thiệt nhức cái nách quá đi :))
XóaNhức cái gì kệ thây cậu. Nhức thì đi khám đi mắc mớ gì than.
XóaTớ nói tuyệt ý cậu nghe không nổi thì cũng ráng chịu, cái gì cũng có thần thái của nó hết, cậu không chấp nhận nổi thì cũng đừng nói người khác sáo ngữ, nhất là khi chính mình cũng sáo chả kém. :))
Oạch! Sao hăng tiết vịt lên thế chứ cô hai? :))
XóaHe he he, thi sĩ nảy nòi.
Trả lờiXóaCụ chủ tịch ban tuyên huấn đã có lời, rằng: "Bài 'Giang tuyết' này thực sự là khó dịch vì tác giả dường như không biểu ý. 4 câu nhìn như 1 bức ảnh chụp lại đúng cái thời khắc vi diệu ấy, không bàn ra tán vào thêm 1 tiếng nào." Không biểu ý nên sức gợi quả mênh mông thăm thẳm :))
Em đồng ý với chị Mộc Lan ở trên, rằng câu cuối như thế là chưa đạt. Chưa đạt nói chung có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng "chưa đạt kém hơn" vẫn dễ chấp nhận hơn "chưa đạt khác đi". Bức tranh này tĩnh lặng quá, hoang vắng quá, tĩnh mà lại lạnh, lại khô, lại cứng, cảnh vật - con người như sắt lại. Nó không phải kiểu tĩnh lặng mềm mại, nhòa nhạt. Em cũng cảm thấy "khói sóng, tuyết sa" nó làm mềm đi rồi cậu Ba :))
(Còn bản dịch cụ Tản Đà cũng không gì gọi là tuyệt. Dở nhất là từ "Kìa ai" duyên dáng nằm tênh hênh rất dễ thương với vẻ điệu đà xúc cảm =]])
:)) Ồ dé!
XóaCậu Ba thì phải mềm rồi chứ sao cứng như cậu Bốn được chứ :))