Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

ru đời đi nhé







Tất cả các bài thơ tình anh viết
Đều nghiêng về phía chông chênh
Cũng như những điều em biết
Đời anh là chuỗi lênh đênh
Giống như con thuyền vô định
Ngược trôi về phía thác ghềnh…

Em biết không?
Mai này ta có gặp
Chỉ xin em tặng lại một nụ cười
Như cái thuở đôi mươi ngày trước
Đừng ma mị lòng 
Đừng có những ẩn ngôn

Đốt thơ trên từng năm tháng
Khói về lấp bóng tà huy
Nét cười ban sơ thánh thiện
Tôi đây chấp chới nhu mì

Cánh gió lòe xòe rải đầy mặt đất
Ngàn cơn bụi đỏ phiêu hốt lên trời
Mắt em ngấn lệ tơi bời
Để tôi thảng thốt nghe đời bão giông

Ở nơi đâu?
Trên mặt đất này
Còn em còn cả
Tiếng cười
Ngổn ngang…

12/2012

22 nhận xét:

  1. Hay!
    Giống như một "tuyên ngôn"về thơ tình lanhdien

    Trả lờiXóa

  2. "Ai khoe chín bậc cung trời
    tôi khoe mấy bậc
    mà đời lưu vong
    lẽ nào em,
    lẽ nào tôi?
    lẽ nào là thế?
    lẽ nào...
    mà thôi!
    em khoe chín bậc cung trời
    tôi khoe một bậc rạng ngời cô đơn."

    :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tks! tỉ tỉ, lâu rồi mà vẫn còn nhớ mấy câu ni hỉ :)

      Xóa
    2. Chậc, câu "Ai khoe chín bậc cung trời" là của mình mà. Đem vào thơ tự nhiên quá, không search chơi thì cũng không biết :)

      Xóa
    3. ai khoe chín bậc cung trời là của một bé tên Thiên Nhai. Khi viết mình chú thích rõ ràng rồi. và nó hình như rất lâu rồi mình ko nhớ nữa...Bạn mình chỉ nhắc lại thôi, chứ ko phải lấy thơ bạn đâu.

      Xóa
  3. Ru đời đi nhé ôi môi hôn nào giữa trần gian ...

    Trả lờiXóa
  4. Bài này mới đọc nghe nẫu cả lòng.
    Đọc một lát thì bị rối bởi "tôi"- "anh", "nụ cười"-"ngấn lệ", "rãi đầy mặt đất"-"phiêu hốt lên trời"
    Ngoài ra tác giả dùng quá nhiều ẩn ngôn, sao lại cứ đòi hỏi em ấy "đừng có những ẩn ngôn"?
    Mí lại cúng không thích dùng chữ "ngấn lệ tơi bời", ngấn lệ chỉ hơn rưng rưng một tí, sao có thể gọi là tơi bời được?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đốt thơ trên từng năm tháng
      Khói về lấp bóng tà huy"
      Cụ Bùi Giáng "Rũ quần phong nhụy cho tà huy bay"
      Cụ Lãnh thì lấy khói thơ lấp kín lại, há chăng là tự đưa mình vào bóng tối? Vậy nụ cười ban sơ đó sao có thể làm cụ nhu mì? Nếu là em, chỉ có thể chấp chới ngây ngô thôi.
      Chọc cụ.

      Xóa
    2. Có suy nghĩ, có tư duy....

      Lời khuyên của tác giả rất ngắn gọn:

      * Cô nường đừng nên đọc thơ và đừng dính dáng đến thơ ca.

      Cũng đừng nên hỏi lí do vì sao tác giả nói vậy.

      Nếu tư duy đến đó thì sẽ biết câu trả lời của tác giả rất ngắn gọn chỉ 1 chữ...."..."

      Xóa
    3. Nếu là em, khi viết hay gọi là công việc sáng tác, em rất sẵn lòng giải thích tại sao em lại dùng chữ như vậy để tránh hiểu lầm, hiểu nhầm, tránh việc người đọc một là đọc xong rồi ngậm ngùi bước đi, tránh việc đọc xong thì chỉ mỗi khen hay, mà hay chỗ nào thì ấm ớ.
      Việc hỏi tại sao tác giả nói vậy, là điều thông thường người đọc phải làm, trong hành trình khám phá tính nghệ thuật của tác phẩm.
      Còn tác giả có trả lời hay không, tùy tác giả. Nhưng nếu tác giả im lặng không giải thích, thì có mấy nguyên do sau đây:
      - Bí, mình còn không biết mình viết gì
      - Tạo điều kiện cho người đọc nâng cao trí tưởng tượng, càng cố gắng hiểu thì tác phẩm càng có giá trị
      - Nói trắng ra hết thì còn gì là thơ
      - Tôi là người làm thơ không thích nói nhiều, hiểu thì hiểu không hiểu thì thôi.
      v.v...
      Bây giờ có quá nhiều người viết "hay" trong thơ ca, thâm chí rất tham vơ vào không biết bao nhiêu là ý, tứ. Mới đọc thì nghe rất thơ, nhưng đọc kỹ thì chỉ là sự chắp nhặt, không nói lên được điều gì ngoài sự cố tình làm cho ngôn từ có sự huyền bí, ma mị.
      Có thể người ta làm thơ không hay, hát không hay, viết nhạc không hay
      Nhưng sự cảm thụ và am hiểu thì có thể có đấy anh. Và người sáng tác, dù có cá tính đến cỡ nào, cũng phải bằng mọi cách làm cho tác phẩm của mình có người cảm thụ.
      Không biết tư duy của anh đến đâu, nhưng tư duy của em thì đúng là đến đó thật.

      Xóa
    4. Khi hỏi anh lãnh về câu "ngấn lệ tơi bời", Chim Biển đã liên tưởng đến hình ảnh "rưng rưng ngấn lệ khóc cho cuộc tình còn nhiều dối gian" trong ca khúc Nhìn nhau lần cuối mà nhạc sĩ Nguyễn Vũ nổi tiếng với các ca khúc Bài thánh ca buồn, Lời cuối cho em, Bài cuối cho người tình... đã viết.
      Ngấn lệ- liên tưởng hình ảnh cô gái rưng rưng nước mắt, nước mắt chỉ đong thành ngấn ở viền mi hoặc dưới viền mi một tí.
      Còn tơi bời: là hình ảnh khóc trào lệ vật vã
      Cụ có thấy sự vô lý ở đây không?

      Xóa
    5. Anh lãnh nói rằng "có suy nghĩ, có tư duy" thì cũng lại nhầm đấy ạ.
      Suy nghĩ và tư duy thì có, quả nhiên Chim Biển đọc bài thơ này nhiều lần, mỗi câu đọc vài ba lần, tra cứu một số từ dùng, liên tưởng, kết nối, xâu chuỗi thành một bức tổng thể và hình dung ra mọi thứ, cảm giác tương tự như khi ngắm bình minh lên, bóng tối bị xua đi và mọi thứ dần dần hiện ra. Đó là cách cảm thụ của Chim Biển, không chỉ với thơ, mà còn nhạc, họa...
      Ý đồ là muốn biết bài thơ hay chỗ nào còn biết đường mà khen, không khéo cụ lại bảo khen đểu thì chết. Bởi tâm lý thông thường của người sáng tác, họ khá "dị" khi cứ nhận mãi những lời khen. Có người còn thấy mỗi khi ai đó khen thì họ cảm giác như bị vỗ vào mặt.
      Còn anh lãnh cứ nghĩ người đọc đang dùng tư duy thông thường để cảm nhận một tác phẩm nghệ thuật, thì tốt nhất là đừng nên viết nữa vì chẳng còn ai muốn khen những thứ ngôn từ huyền ảo, ma mị, đắt đỏ, sến sẩm, tối nghĩa, làm dáng của thơ ca.

      Xóa
    6. Cô nương này cù cưa gớm thật!

      Tôi nói cô nương có tư duy là tôi khen cô đó, ko có ý chê bai cô đâu. Vì cô đọc thơ thích sự logic, rõ ràng..Giống như mấy tay nhà thơ cách mệnh lão thành hay tuyên bố ; Thơ đi đôi với cuộc sống, dùng đòn xoay, đòn sóc chi đó...

      Còn như việc tác giả giải thích hay không thì cái đó phải tùy thuộc vô đối tượng để trả lời, hoặc cũng có khi không có đối tượng tác giả cũng tự trả lời một mình...Cái mâu thuẫn trong mỗi cá nhân thì có đầy, mỗi người mỗi cá tính.

      Nhưng với quan niệm của tôi, một khi bài thơ đã bước ra hiện diện trước bàn dân thiên hạ thì nó không thuộc về tác giả nữa, nó xấu hay đẹp là do cách cảm thụ của từng người. Với tôi thì thơ văn hay bất cứ khái niệm nào cũng thế, chẳng có gì là toàn diện, tuyệt đối cả. Với người này, nơi này nó đúng, đẹp,...đem nó sang chỗ khác thì nó lại chẳng ăn nhập gì, có thể là tệ hại...Những cái này nói đến già cũng ko hết được.

      Kể cả cách cảm thụ thơ văn nó cũng thế, người ta đánh giá phê bình trên cái nền nghệ thuật thẩm mỹ chung chung, chứ chẳng có thể thống nhất theo một nguyên tắc nhất định nào đó được. Nó cũng như ngắm một giọt nước rơi, người ta có thể liên tưởng đến nhiều thứ khác nhau để tôn vinh nó lên, có thể là giọt nước mắt, có thể là csự chuyển động, có thể là sự vỡ tan, hoặc đó là nét thánh thiện duy nhất còn sót lại...vân vân...Vậy nó là cái gì? Cái gì thì ai cũng biết rõ hết, đó chẳng qua là giọt nước, nhưng sao phải kỳ công như thế? Nếu ko vậy thì làm sao thấy hết được cái hay, cái đẹp, nếu ko có vậy thì lấy đâu ra cảm xúc...

      Như họ Trịnh có câu " Nắng khuya chưa lên" Để mà sòng phẳng và rạch ròi thì còn gì lão ấy. Nhưng với những tâm hồn thích mơ mộng, trữ tình, kể cả mang hơi hướm học đòi ra vẻ hàn lâm, bác học thì đấy là một câu đẹp, nó mang hình ảnh nghệ thuật khác...

      Tôi nhớ ngày trước tôi có đọc Bàng Dúi một câu " Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua " đến mãi sau này tôi mới biết cái " cổng xô " đó nó là cái gì, nó bắt nguồn từ đâu và tại sao nó liên quan đến "điệu tài tử" kia.

      Hay như có lần tôi cãi với NĐS về cái vụ thời bây giờ tại sao không có người làm thơ hay, tôi một mực khẳng định rằng bây giờ làm thơ nhiều nhưng hay thì không thể, không thể bởi vì quá yên bình, chẳng có mất mát đau thương hay phải chịu một kiếp nạn nào lớn lao tột đỉnh. Người ta cảm giác rất an toàn, thế nên khó có thể có thơ hay, cùng lắm là thơ đẹp vì những chia lìa, ly tan của hôm nay với thuở nọ rất khác xa. Đã là thơ thì phải dấn thân và hy sinh, nhưng nếu chưa có một biến cố nào lớn xảy ra thì cũng khó có thể là hay được.

      Quay lại với câu hỏi của cô nương về sự vô lý trên. Tôi nói trong đó chính là sự mâu thuẫn của nội tâm, rất đơn giản vậy thôi. Riêng cái câu ngấn lệ tơi bời chi đó thì nó không phải như cô nghĩ. Tơi bời ở đây không thuộc về nước mắt, tơi bời đến từ cảm xúc.

      Bên nhà cô nương tôi cũng thấy khá nhiều người mà theo cách cô gọi họ là những " tiền bối, nhà thơ..." gì gì đấy. Cô có thể trao đổi với họ thêm về cái vấn nạn thơ đang bạo hành này nhé. Chúc cô được như ý.

      Xóa
    7. Cù cưa/Cò cưa: khẩu ngữ, kéo nhị, đàn một cách vụng về/giằng co mãi
      "Cô nương này cù cưa gớm thật", theo anh, thắc mắc, hay nêu vấn đề để tranh luận, là sự cù cưa?
      Người ta nói "thi ca là vẽ ra bức tranh". Và tranh thì muôn màu muôn vẻ, có tranh đẹp có tranh tệ. Nếu bảo rằng thơ ra thiên hạ thì không thuộc về tác giả nữa, và sự nhập nhằng người khen hay người chê dở, muôn đời cũng chẳng có được bài thơ hay, cá mè một lứa mà thôi.

      Xóa
    8. "Mắt em ngấn lệ tơi bời
      Để tôi thảng thốt nghe đời bão giông"
      Xem lại cấu trúc ngữ pháp hai câu này, tôi cũng không thể hiểu được lời giải thích chữ "tơi bời" là sự mâu thuẫn nội tâm.

      Xóa
    9. Tơi bời là tính từ chỉ sự tả tơi không còn hình dạng gì nữa do bị tàn phá mạnh mẽ và dồn dập, thí dụ vườn tược tơi bời sau bão, đánh cho một trận tơi bời.
      Vì câu thơ sau bắt đầu bằng từ "Để tôi..." nên nó là mệnh đề độc lập, quan hệ với câu trên theo nghĩa nguyên nhân-kết quả do đó ko cần nói tới.
      Câu đầu "Mắt em ngấn lệ tơi bời"
      Một em nhỏ cũng có thể hiểu ngay chữ tơi bời là tính từ bổ nghĩa cho danh từ trước nó là ngấn lệ.
      Dù nội tâm anh có mâu thuẫn cỡ nào, anh cũng phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách dùng từ cho đúng chứ.

      Xóa
    10. Một số ý trong bình luận của huynh:
      "Hay như có lần tôi cãi với NĐS về cái vụ thời bây giờ tại sao không có người làm thơ hay, tôi một mực khẳng định rằng bây giờ làm thơ nhiều nhưng hay thì không thể, không thể bởi vì quá yên bình, chẳng có mất mát đau thương hay phải chịu một kiếp nạn nào lớn lao tột đỉnh. Người ta cảm giác rất an toàn, thế nên khó có thể có thơ hay, cùng lắm là thơ đẹp vì những chia lìa, ly tan của hôm nay với thuở nọ rất khác xa. Đã là thơ thì phải dấn thân và hy sinh, nhưng nếu chưa có một biến cố nào lớn xảy ra thì cũng khó có thể là hay được": Có hai điều tôi thấy không đúng:
      1- Có gì chứng minh cho rằng đang rất yên bình không? Kể cả yên bình trong đời sống cá nhân hoặc cục diện xã hội?
      2- Sự an toàn không tạo ra được thơ hay? Vậy các nhà thơ tình thế giới Puskin, trong nước Xuân Diệu... lấy đâu ra mà viết thơ tình hay như vậy?
      Còn "nắng khuya chưa lên" hay "cổng xô còn vọng điệu tài tử qua", tất cả các ý này đều mang ý nghĩa của nó cả, chỉ là do chưa hiểu (đấy là một câu đẹp, mang hình ảnh nghệ thuật khác/mãi sau này tôi mới biết), và nó không có vấn đề gì về mặt ngữ pháp.

      Xóa
    11. Tôi thấy tôi nói đầy đủ hết rồi mà dường như cô ko hiểu ( hoặc cố tình không hiểu), cứ quay mòng mòng loạn xị lên, rối tung, rối mù.

      " Cái câu ngấn lệ tơi bời " đó chẳng có gì đáng để tranh luận, đáng để phanh phui vì nó chẳng phải câu thơ hay, cũng như nó chẳng phải là một chân lý bắt buộc để buộc người khác nhìn nhận.

      Thứ nhất tác giả ko hề khẳng định nó là câu hay, là câu kinh điển gì gì đó

      Thứ nhì nó ko phải là thứ để tuyên ngôn hay là thứ được đem ra áp dụng đại trà...Để rồi qui cho nó là mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt, hay cấu trúc ngữ pháp nó phải là là...

      Tự thân cô xoay trở, phân tích, khẳng định...chứ tôi thì chưa.

      Tôi đã giải thích rằng đó là cảm nhận của tôi trước cảm xúc đó. " Tơi bời " ở đây là tâm trạng của một người con gái khi khóc mà tôi hình dung.Để từ đó tôi mới có cớ mà thảng thốt hay làm cái chi đó.

      Tôi đã nói rất rõ cái khái niệm về thơ, cũng như tư tưởng làm thơ của tôi rồi đấy thôi. Với quan niệm thơ chẳng phải là tất cả, nên mục đích của tôi rất yếu xìu, mềm oặt, cong queo và dị hợm khôn cùng. Những thứ niêm luật, ngôn ngữ, cấu trúc nó không phải là rào cản đối với tôi. Đó là cá tính, là gì gì tôi chẳng quan tâm. Và tôi cũng chưa rao giảng thơ minh như kinh thánh. Thế nên người đọc thích hay không thích là việc của họ, tôi không hề bận tâm.

      Còn như việc trả lời hay không trả lời thì nó tùy thuộc vô đối tượng và không gian. Tôi không hay, không giỏi, nhưng tôi có cái riêng của mình. Riêng chuyện cù cưa hôm nay cá nhân tôi thấy nó rất vô bổ, vì nó chẳng nói lên được điều gì, và làm sáng lên một ý tưởng gì sất. Trái lại nó là sự cù nhây nhì nhằng, bởi tôi và cô có hai quan niệm khác nhau, hai tư tưởng về thơ ca khác nhau. Đừng cặn kẻ chuyện đúng sai, mà hãy tin vào chính mình trước. Có thế cô mới thấy thỏa mái và vui vẻ với nó được. Còn ko thì rất rất khó nói và khổ tâm.

      p/s: Những phần cô trích dẫn lại quan niệm của tôi, xin lỗi tôi không giải thích nữa nhé. Vì tôi thấy nó không cần thiết.

      Xóa
    12. Ô, thì ra lãnh huynh đã xác định được tôi cũng có quan niệm và tư tưởng thi ca cơ đấy, thế mà hồi đầu huynh lại bảo tôi từ nay đừng nên đọc thơ và dính dáng đến thơ ca, nói như thể nếu không biết gì thơ ca hoặc biết "tới đó" thì đừng bày đặt hỏi làm chi, chịu dốt thơ đi.
      Khổ nhỉ, vậy là các bloggers với quan điểm tư tưởng thơ ca khác với anh lãnh thì từ nay chỉ nên sang đọc rồi lẳng lặng mà về, còn nếu muốn còm thì một là chỉ khen hay, hai là chọc ghẹo vài câu trời đất cho vui. Vậy ra cái sự làm thơ của anh lãnh là "cù nhây" chứ đâu phải tôi?
      Thực ra, khi anh lãnh nói tôi "tư duy tới đó" thì tôi cũng khá là hiểu sự khinh nhờn của anh đối với tôi, do đó anh cho rằng anh không việc gì phải giải thích với tôi. Nhưng khi anh nói câu đó xong thật sự tôi cũng rất muốn biết tư duy của anh tới đâu, nên tôi đã thử "xoay" anh một số vấn đề, nhất là vấn đề anh đưa ra về lý do hiện nay không có thơ hay.
      Lâu nay đọc thơ anh lãnh cũng ngạc nhiên là ít có người còm, bình thơ, khác hẳn blog thơ khác. Thì ra anh có nguyên tắc cả. Không ghi ở đâu nhưng tôi đoán nó ở dạng luật ngầm, đó là thích hay không thích anh không quan tâm, chỉ giải thích với đối tượng cần giải thích.
      Có lần tôi thấy anh tan262 đến chơi, bình luận thơ anh lãnh, khen có chê có, anh lãnh cũng giải thích rất nhẹ nhàng lịch sự và tôn trọng.
      Vậy tôi và anh tan262 khác nhau chỗ nào, bởi tôi thấy trong tình huống ấy tôi và anh ấy cũng chỉ là độc giả?
      Hay anh tan262 là người có quan điểm và tư tưởng thơ giống anh?
      Tôi không phải là nhà thơ. Tôi chỉ đọc và cảm thụ thơ thì quan điểm tôi thế nào không quan trọng.
      Và cho dù có khác nhau, mọi quan điểm tư tưởng đều phải gặp nhau tại điểm chung là tính nghệ thuật của thi ca.
      Có lẽ tới đây thì chả ai muốn nói gì nữa phải không ạ. Tôi cũng thấy.. ớn ớn.

      Xóa
  5. He he Tác phẩm của Lãnh chủ như cánh diều “Lưỡng bại câu thương” lung linh, huyền ảo, ẩn hiện, chập chờn thực hư giữa thinh không trời trăng mây nước, đẹp diệu vợi thía mà. . .

    Thế mà Chim cô nương không đeo kính 3d để khuếch đại, đa phương hoá như ẩm tửu vị thưởng thi để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy ngoạn mục ấy cho trọn vẹn, lại đem kính hiển vi truy sát . . .nách thằng nào, con nào thả con diều này? rồi lần tới cùng sợi dây là mục đồng hay thị dân, già hay trẻ. . .đang nắm, bắt nó kéo con diều xuống nằm bẹp dí để mục kích cho được mấy que tre dán vô mớ giấy lộn. . .

    Nói cách khác, Chim biển là loài chim . . .bói cá không chịu nổi nỗi đau cọc nhọn trăm năm, lao xuống mặt hồ mổ cho được ánh trăng ngà làm cái đẹp vỡ tan tiếc thay!
    “Lưỡng bại câu thương” theo thời đại mà cảm, ta như thấy hình ảnh 2 người cùng “câu” rút nửa trái tim “thương” đau của nhau.

    Ngay cả vật chất mà soi tới cùng, tới nguyên tử, hạ nguyên tử , hạt quark.thì nó cũng. . rỗng, chả biết hạt hay sóng hehe. Vật lý lượng tử hiện đại (trường phái Copenhagen) mà còn giải thích rằng chẳng có “sự vật” mà chỉ có “hiện tượng quan sát được” thôi. Huống chi là nghệ thụt hehe CB hỉ!

    Bớ CB sau khi làm vỡ "ánh trăng ngà" Chim bay đi mô rùi hehe

    Trả lờiXóa

Thập diện mai phục