CUỐI ĐÔNG
Ra cửa gặp Mùa Đông
Nhẹ buông màn sương mỏng
Mặt trời chẳng đủ nóng
Chỉ nhoi nhói chút thôi
Ra cửa gặp nụ cười
Hững hờ buông chi lạ
Nụ hoa từ nách lá
Chồi một mầm biếc xanh
Ra cửa gặp một ngày
Nắng bừng trên má đỏ
Người lơ ngơ đứng đó
Nhìn chi hoài vu vơ
Vạt cải nhú câu thơ
Luống ngò gieo câu hát
Búp mai là nốt nhạc
Nụ cười là tiếng ca
Ra cửa ra khỏi nhà
Ngoài đường xuân đang ghé
Tạm biệt nàng Đông nhé
Đón Xuân về đơm hoa
LC Smile
Hôm trước "ra cửa" gặp bài thơ này, đọc thấy trong trẻo và dễ thương lắm, định làm thầy dùi một phát cho nó đã. Nhưng rồi kìm hãm cái sự sung sướng đó lại. Treo ở đó và đến hôm nay mới lôi ra dùi :)).
Toàn bộ bài thơ là một âm vang của ngày cuối đông, chớm xuân. Phút chuyển giao của mùa, là thời khắc biến đổi của một tâm lý. Những tê buốt và giá lạnh của ngày cuối đông đang bị hơi thở của mùa xuân làm tan đi cái không khí kia, và chính sức cuốn hút của mùa xuân đã đánh bật những gam màu lạnh lẽo, u uất đang lẫn khuất đâu đó trong cái không gian mênh mênh, mang mang của đất trời, thấm đẫm cái tư vị của thời khắc giao thoa.
Nhưng nói như thế thì nó chung chung quá, nếu như không bắt gặp được khổ thơ này. Có thể nói đây là khổ hay nhất mà tôi cảm nhận đầy đủ tất cả những điều trên:
" Vạt cải nhú câu thơ
Luống ngò gieo câu hát
Búp mai là nốt nhạc
Nụ cười là tiếng ca "
Sở dĩ tôi đồng cảm với tác giả ở khổ thơ này bởi lí do đầu tiên là tôi thấy được hình ảnh kia một cách quen thuộc của vùng miền. "Vạt cải nhú câu thơ, luống ngò gieo câu hát" Nó là một thói quen chung của người dân xứ Quảng. Ở đó hình ảnh đón nhận một mùa xuân bên những luống cải vạt ngò trước thềm năm mới đầy thân thương, đầy chất "nhà quê " mộc mạc. ( Thông thường vào những ngày xuân và những ngày giáp Tết, người ta gieo ngò, trồng cải để ăn trong những dịp Tết đến xuân về )
Bốn câu thơ bên trên rất dễ thương và cảm thấy rất gần gũi. Nhưng ở một góc nhìn khác thêm chút nữa, thì với tôi đó là một sự trăn trở, thoáng hiện sự giao động của cảm xúc tâm lý. Buộc lòng tôi phải bước thêm một bước nữa để nhìn thật kỹ bức chân dung đó một cách trọn vẹn.
Ngay khi bắt đầu " vạt cải" kia, tôi tưởng chừng như đã bắt gặp câu ca dao quen thuộc; " gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay". Phải chăng là có chút gì đó xót xa mà chưa thể nói, hay chỉ là cảm thán vu vơ cho đến khi đột ngột xuất hiện một câu hát quen thuộc thoáng qua? " đưa tay anh ngắt cọng ngò, thương nhau đứt ruột giả đò ngó lơ". Câu thơ ai ướm để cho câu hát thành lời? Có phải là những tái tê, im lặng, mong muốn bật lên thành giai điệu xúc cảm, thành một thứ âm thanh đã từ lâu bị trói chặt lại?
Trong giây phút tràn ngập cảm xúc kia tôi chợt thấy ẩn hiện một ca từ của Trịnh ; "Tôi nhặt gió trời, mời em giữ lấy, để thấy em cười tựa lá bay" .Sở dĩ tôi liên tưởng như vậy vì cách cảm thụ của Trịnh rất đồng cảm với phân đoạn này. Ở Trịnh những mất mát, đau thương được chuyển hóa thành một thứ nhẹ nhàng hơn, tình tứ hơn và đầy bao dung hơn.
Nụ cười thơ ngây và hồn nhiên của em đã khép chặt lại mùa đông lạnh lẽo. Là khúc hoan ca khi đang thổn thức lắng nghe mùa xuân về. Chắc bởi mùa xuân lộng lẫy quá, đầy hương sắc căng tràn, cho nên dẫu rằng cuối đông buồn tê tái như thế cũng đành thúc thủ và im lặng lắng nghe sự tươi trẻ và phút giao hòa của đất trời.
Có thể nói với bốn câu thơ kia đã tạo cho người đọc như tôi có một cảm xúc rất đặc biệt. Một cảm xúc từ vô thanh đến hữu thanh thật đẹp và sâu lắng.
Cuối Đông vừa như khép lại, vừa như mở ra.
Lãnh.
p/s: Dùi như ri ko biết đúng được bao nhiêu phần trăm so với tác giả nữa, nhưng thôi kệ, mọi thứ đều qui cho thơ, qui cho đồng cảm hết là ok chị LC hỉ :))
Ra cửa gặp Mùa Đông
Nhẹ buông màn sương mỏng
Mặt trời chẳng đủ nóng
Chỉ nhoi nhói chút thôi
Ra cửa gặp nụ cười
Hững hờ buông chi lạ
Nụ hoa từ nách lá
Chồi một mầm biếc xanh
Ra cửa gặp một ngày
Nắng bừng trên má đỏ
Người lơ ngơ đứng đó
Nhìn chi hoài vu vơ
Vạt cải nhú câu thơ
Luống ngò gieo câu hát
Búp mai là nốt nhạc
Nụ cười là tiếng ca
Ra cửa ra khỏi nhà
Ngoài đường xuân đang ghé
Tạm biệt nàng Đông nhé
Đón Xuân về đơm hoa
LC Smile
Hôm trước "ra cửa" gặp bài thơ này, đọc thấy trong trẻo và dễ thương lắm, định làm thầy dùi một phát cho nó đã. Nhưng rồi kìm hãm cái sự sung sướng đó lại. Treo ở đó và đến hôm nay mới lôi ra dùi :)).
Toàn bộ bài thơ là một âm vang của ngày cuối đông, chớm xuân. Phút chuyển giao của mùa, là thời khắc biến đổi của một tâm lý. Những tê buốt và giá lạnh của ngày cuối đông đang bị hơi thở của mùa xuân làm tan đi cái không khí kia, và chính sức cuốn hút của mùa xuân đã đánh bật những gam màu lạnh lẽo, u uất đang lẫn khuất đâu đó trong cái không gian mênh mênh, mang mang của đất trời, thấm đẫm cái tư vị của thời khắc giao thoa.
Nhưng nói như thế thì nó chung chung quá, nếu như không bắt gặp được khổ thơ này. Có thể nói đây là khổ hay nhất mà tôi cảm nhận đầy đủ tất cả những điều trên:
" Vạt cải nhú câu thơ
Luống ngò gieo câu hát
Búp mai là nốt nhạc
Nụ cười là tiếng ca "
Sở dĩ tôi đồng cảm với tác giả ở khổ thơ này bởi lí do đầu tiên là tôi thấy được hình ảnh kia một cách quen thuộc của vùng miền. "Vạt cải nhú câu thơ, luống ngò gieo câu hát" Nó là một thói quen chung của người dân xứ Quảng. Ở đó hình ảnh đón nhận một mùa xuân bên những luống cải vạt ngò trước thềm năm mới đầy thân thương, đầy chất "nhà quê " mộc mạc. ( Thông thường vào những ngày xuân và những ngày giáp Tết, người ta gieo ngò, trồng cải để ăn trong những dịp Tết đến xuân về )
Bốn câu thơ bên trên rất dễ thương và cảm thấy rất gần gũi. Nhưng ở một góc nhìn khác thêm chút nữa, thì với tôi đó là một sự trăn trở, thoáng hiện sự giao động của cảm xúc tâm lý. Buộc lòng tôi phải bước thêm một bước nữa để nhìn thật kỹ bức chân dung đó một cách trọn vẹn.
Ngay khi bắt đầu " vạt cải" kia, tôi tưởng chừng như đã bắt gặp câu ca dao quen thuộc; " gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay". Phải chăng là có chút gì đó xót xa mà chưa thể nói, hay chỉ là cảm thán vu vơ cho đến khi đột ngột xuất hiện một câu hát quen thuộc thoáng qua? " đưa tay anh ngắt cọng ngò, thương nhau đứt ruột giả đò ngó lơ". Câu thơ ai ướm để cho câu hát thành lời? Có phải là những tái tê, im lặng, mong muốn bật lên thành giai điệu xúc cảm, thành một thứ âm thanh đã từ lâu bị trói chặt lại?
Trong giây phút tràn ngập cảm xúc kia tôi chợt thấy ẩn hiện một ca từ của Trịnh ; "Tôi nhặt gió trời, mời em giữ lấy, để thấy em cười tựa lá bay" .Sở dĩ tôi liên tưởng như vậy vì cách cảm thụ của Trịnh rất đồng cảm với phân đoạn này. Ở Trịnh những mất mát, đau thương được chuyển hóa thành một thứ nhẹ nhàng hơn, tình tứ hơn và đầy bao dung hơn.
Nụ cười thơ ngây và hồn nhiên của em đã khép chặt lại mùa đông lạnh lẽo. Là khúc hoan ca khi đang thổn thức lắng nghe mùa xuân về. Chắc bởi mùa xuân lộng lẫy quá, đầy hương sắc căng tràn, cho nên dẫu rằng cuối đông buồn tê tái như thế cũng đành thúc thủ và im lặng lắng nghe sự tươi trẻ và phút giao hòa của đất trời.
Có thể nói với bốn câu thơ kia đã tạo cho người đọc như tôi có một cảm xúc rất đặc biệt. Một cảm xúc từ vô thanh đến hữu thanh thật đẹp và sâu lắng.
Cuối Đông vừa như khép lại, vừa như mở ra.
Lãnh.
p/s: Dùi như ri ko biết đúng được bao nhiêu phần trăm so với tác giả nữa, nhưng thôi kệ, mọi thứ đều qui cho thơ, qui cho đồng cảm hết là ok chị LC hỉ :))
Dụ chi đây?
Trả lờiXóaDùi á :))
XóaDùi trúng chỗ hỉ?
XóaBài thơ này dĩ tất nghiễm đương là hay rồi, chả cần bàn cãi gì nữa! :D
Trả lờiXóaCó điều là mình dám chắc nhà thơ không nghĩ ra được nhiều như nhà phê bình đâu!
Toàn những cây bút tài năng cả, phục ghê á! :)
Giống khoan cắt bê tông quá hả chị? :))
XóaLike cái còm của OM.
XóaThơ hay là bởi tài Dùi đó chị Om ui!Em đọc mà cứ sờ cái đoạn nớ miết. Hỏi: Có phải thơ ta đây không hả ta? Cười!
XóaDùi rứa có lũng được chỗ mô ko bà chị ui? ;))
XóaAnh Lãnh có miếng đất cắm dùi, sướng nhỉ?
Trả lờiXóaEm thích đoạn này hơn:
"Ra cửa gặp một ngày
Nắng bừng trên má đỏ
Người lơ ngơ đứng đó
Nhìn chi hoài vu vơ"
Có vẻ nên thơ, bay bổng.
Đoạn cải, ngò ẩm thực quá, không xèm.
Em con gái dĩ nhiên thích cái đoạn mơ mộng này rồi. Anh con trai nên thích ăn nhậu lên một chút cũng hổng có sao mờ :))
XóaHihi, em vậy đó, thích "nhìn chi hoài vu vơ".
XóaMà nói chứ, mùa xuân rau củ mướt mát lắm cơ. Ăn hết sẩy anh ạ. Em thích xà lách trộn giấm và bỏ lên cọng ngò, chẹp chẹp.
Có người có đôi mắt nhìn đâu nóng đó, thiếu điều như đốt cháy á em. Coi chừng phỏng hết làn da mềm mại như em bé :))
XóaBài thơ với chất giọng trẻ trung và vang vọng cả tiếng hoan ca trong đó. Cái tài là sự cảm nhận vạn vật rất teen của tác giả làm người đọc như lão đây cũng thấy trẻ ra và râu ria bay đi đâu hết !
Trả lờiXóaNếu bài thơ là tiếng hát thì lời bình là tiếng đàn , cả hai réo rắt như níu kéo người đọc .
Hây dà...lão liều mình gõ những gì vừa nghĩ.
Lãnh là muốn chứng minh việc thầy dùi nó như thế nào thôi lão ui. Nó có phải là người viết một đường mà người dùi một nẻo không á. Lão khen thế không chừng mai mốt Lãnh dùi hết cả làng blog này thì nguy mất :))
XóaLãnh nói thế nhưng chắc chỉ dùi các chị em thoai! Keke!
XóaOạch! Dùi làm chi, chị em lặng lẽ ra đi :)).
XóaKhoang cắt là dc rồi mờ chị iu :))
Mộc cô ngao du phương nào rồi Lãnh ?
Trả lờiXóađang bay trên biển đó anh :D
XóaGiáo đọc lại lần nữa bên nhà Lãnh vẫn thấy hay chi lạ! Có lẽ nhờ thầy dùi một phần...
Trả lờiXóachắc dùi lũng quá nên rứa chớ chi :))
XóaTử chi có dùi chỗ nào, chỉ cưỡi ngựa xem hoa trên thơ người ta rồi tự sướng với những cảm xúc và tản mạn chuyện ₫ông tây. Khoan cắt mỗi một khổ cũng chưa xong nữa!
Trả lờiXóaLC : đọc bên nhà em không sót bài nào đâu, nhưng không com.
Trả lờiXóaLãnh: chị tồi,nhiều lần rồi nhờ tài kẻ dùi để nhận ra lắm thứ, thề: chị cũng ok khổ thơ ấy.
Ngoài lề: nhớ Hồng Nhật quá,chết cũng phải túm hai,ba đứa - Cá kèo nấu lá giang nha,rượu nhà tự ủ nha.