Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

lục bát cho ta


https://lh3.googleusercontent.com/-wjIsh5SOqLE/UWvcx-VBfJI/AAAAAAAACtM/GXgdBrYTf-Q/s645/20130415_162303.jpg

Này em!
một chút lòng này.
Mời em!
đón nhận dẫu ngày trôi nhanh

Ân tình gió thoảng mong manh
Ta nào dám buộc
một
vành trăng suông.

Mưa cài nỗi nhớ nên buồn
Ta về mở lại ngọn nguồn yêu em

Bóng về tây!
Nhớ về đêm?
Nên người phương ấy
góp thêm nỗi niềm?

Cùng ta
thức trọn một đêm,
để nghe trăng rụng lên thềm quạnh hiu.

Dường như lá đổ muôn chiều...

04/2012

33 nhận xét:

  1. Cùng tôi
    thức trọn một đêm,
    để nghe trăng rụng lên thềm quạnh hiu.
    ---
    Sao lại... cùng "tôi"? Mà không là... cùng "ta" như ở mấy câu trên... "Ta nào dám buộc...", "Ta về mở lại ngọn nguồn yêu em..."
    Đọc lên thấy hình như nó cứ tréo cẳng ngỗng sao sao í. Mí lại cái đại từ nhân xưng "ta" nghe nó "hảo hán đại trượng phu" hơn là cái đại từ nhân xưng "tôi" có vẻ dường như là... "lép vế". Mặc cảm quá, tự ti quá... Hehe!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với lại cái tiêu đề nó vốn đã là... "lục bát cho ta". Cười...!!!

      Xóa
    2. :)).

      Đúng! rứa mà không thấy thiệt...

      Tks! Cỏ...hehehe.

      Thói quen xưng tôi nhiễm nặng lắm rồi

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    4. Hớ thấy Tôi hay Ta đều có cái hay riêng!
      - Tôi thì nó mang tính cá nhân hơn (Chính tôi). Cái "Tôi" chứ người ta không dùng cái "Ta" là vậy.Chỉ dùng từ Chúng Tôi khi cần phát biểu mang tính đại diện cả nhóm.
      Ta thì nó mang tính nhóm hơn, hay nói cách khác Ta nó đại diện cho từ Chúng Ta. Ta và địch được hiểu là phe ta là phe địch. Nhưng tôi và địch thì hiểu là một mình mình và phe địch.

      Vì vậy, theo Hớ dùng chữ "Cùng Tôi" sẽ hay hơn "Cùng Ta". Vì bản thân đại từ Ta đã là đại diện của hai người rồi.
      Câu sau, dùng từ "Ta"( khi này đã là đại từ chỉ 'cặp' -chúng ta) là đúng.

      Xóa
    5. "-Tôi thì nó mang tính cá nhân hơn (Chính tôi). Cái "Tôi" chứ người ta không dùng cái "Ta" là vậy."
      Thi Vương Hồ Thiết Hoa xét đoán quả là tuyệt đối chính xác. Tớ không có ý kiến phản đối gì. Chỉ phân vân đôi chút, ví dụ như là, bây giờ ngồi gõ dăm chữ này hầu Thi Vương, tớ bỗng dưng lại chợt nhớ tới cái câu ở trong BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO của Nguyễn Trãi:
      Ta đây:
      Núi Lam Sơn dấy nghĩa
      Chốn hoang dã nương mình
      ...
      Cái "Ta" này ở đây... hình như nó cũng chính là cái "Tôi"- "Chính tôi" cá nhân - Chính tôi... Bình Định Vương Lê Lợi, Lê Thái Tổ... đấy chứ? Chứ sao lại là: "Cái "Tôi" chứ người ta không dùng cái "Ta"? Hay Nguyễn Trãi Tiền Bối lừng danh như thế mà hóa ra lại không biết dụng từ? Hay những người làm công việc biên soạn- dịch thuật- chuyển ngữ từ tiếng Hán ra tiếng Việt "trước tác" của Tiền Bối lỗi lạc... kém trình ngôn ngữ thua xa so với Hồ Thi Vương?
      Hay giả như, Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương khi xưa thảo HỊCH TƯỚNG SĨ: "TA thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối..." là nói thẳng-trực tiếp đến cá nhân Vương đó chứ? Chứ có ám chỉ gì đến... Chúng ta- Chúng tôi, hay đến nhóm đại diện nào đâu?
      Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, cái "Ta" đúng là mang tính chất đại diện chỉ số đông, số nhiều... tỷ như... cái câu thơ- câu hát gì gì mà: "Đường ta đi- Đường chúng ta đi... nghe gió nổi..." Hay như người ta vẫn thường hay nói, hay viết: Quân ta tiến công mãnh liệt (cái ta ở đây rõ ra nó là... Quân của chúng ta). Quân địch tháo chạy như vịt... Hehe... (quân địch hàm ý là quân lính của chúng nó, của đối phương- của... phe, nhóm đối kháng). Thế Lữ lúc đặt bút viết NHỚ RỪNG: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt/ TA nằm dài trông ngày tháng dần qua..." -TA này thì cũng chính là Tôi-cá nhân chúa sơn lâm đơn độc và kiêu hãnh đấy đấy chứ? Hay Hồ Thi Vương cho rằng là đại diện cho cả một... "bầy" hổ nào đó? Và..., nói như Hồ Thi Vương: "...bản thân đại từ Ta đã là đại diện của hai người rồi." Tớ cho đó là một quy kết khá hồ đồ và khiên cưỡng.
      Trở lại với cái thắc mắc của tớ ở nơi comment đầu tiên, tớ thực sự chỉ đề cập đến... "thơ" mà thôi, tức là đề cập đến chuyện đọc lên sao nghe nó cứ như tréo cẳng ngỗng lúc thì tôi lúc thì ta loạn đã xà ngầu, cũng tức là tớ chỉ nói đến mặt "kỹ thuật" của thơ thôi (Ý kiến rất hẹp như Thi Vương thấy đấy), chứ quả thực tình tớ cũng biết thừa là tớ không có đủ tri thức để mà có tham vọng động chạm gì đến khía cạnh ngữ nghĩa sâu rộng của chữ, của từ.
      Vài lời trao đổi qua lại với Thi Vương như vậy.
      Trân Trọng!
      cỏ

      Xóa
    6. Hớ đồng ý với Cỏ tất cả các ví dụ trên. Nhưng anh Cỏ có để ý ngữ cảnh của các ví dụ đó với trường hợp này thế nào không? Từ tôi gần như là đồng nghĩa với từ ta. Nhưng trong một số ngữ cảnh, theo Hớ từ tôi nó sẽ mang tính nhấn mạnh cái tôi hơn. Đặc biệt là ở bài thơ này.
      Thân ái!

      Xóa
    7. @ Hớ và Cỏ

      Nói một câu ba phải thì cả hai đồng chí đều đúng hết. Nhưng sao phải là ba phải nhở? Trong khi chúng ta là những tay hay gõ lạch cạch trên bàn phiếm!

      Chung quy cũng là Tôi hay Ta. Vậy Tôi hay Ta thì cứ cởi mở và thỏa mái chém gió nhé. Lãnh thích một người có ý kiến trái chiều ( khoan nói đến vụ đúng hay sai, chân thành hay châm biếm) thì nó vẫn có sức hấp dẫn và lôi cuốn hơn là một lời khen khách sáo mang tính chất xã giao. Thú thật lúc đó thà đừng nghe và thấy thì nó sướng hơn. Nói như thế để mọi người rằng chủ nhà rất hoan nghênh các bằng hữu thập phương quang lâm và ném đá. Để biểu lộ thành ý kia. Tôi! tức chủ nhà, sẽ chém gió chung vui cùng các bạn, dù đúng, dù sai, cũng là một hình thức trải nghiệm. Bởi một lẽ rất đơn giản là Lãnh tôi nghĩ rằng chẳng có gì hoàn toàn đúng hết cả. Có lẽ cũng bởi xuất phát từ suy nghĩ đó tôi mới nói một câu ba phải như trên rằng các bạn chẳng hề sai. :D

      Quay lại với cái chủ đề chính đang nóng hổi vừa thổi vừa ăn ni. Thú thật ngay cả tôi cũng thấy rất khó khi mà giải quyết thế nào cho ổn thỏa giữa cái Tôi và Ta này. Và cũng rất xấu hổ khi phải đem thơ mình ra chém gió ( nhưng cuộc vui nào nó cũng có cái giá trị riêng của nó, đành vậy cho nên mài kiếm đâm bừa) hehe.

      Là lỗi của Lãnh! Thật chính xác phải nói rằng như thế mới đúng. Lãnh thừa nhận mình quá cẩu thả nên mới dẫn đến cái chuyện này.

      Thứ nhất do cách đặt tiêu đề. Với cái mệnh đề " lục bát cho ta" thế nên mới phát sinh ở câu cuối nói như Cỏ là đọc nghe nó tréo cẳng ngỗng.

      Thứ hai là cách xưng hô nghe nó không hợp lý, lúc tôi, lúc ta nó sao sao đó.

      Những cái này thì Lãnh đã thừa nhận và sửa như lời góp ý chân thành của Cỏ rồi. :D

      Đã thừa nhận rồi thì bây giờ ngồi gõ lạch cạch chi nữa? Dạ thưa! Cái đó là việc thừa nhận, nhưng gõ là cái chém gió. Khổ thế cơ! Dù đã sửa nhưng thú thật vẫn không thích và cảm thấy có gì đó không sướng cái bụng cho lắm. Nên tiện đây thôi thì trút bỏ nó ra để mọi người ném đá tiếp tập nữa. Vừa được giải bày, vừa được học hỏi...tính già tính non thì mình vẫn còn lời chán...hehe

      Nếu như cái mệnh đề tôi đặt tên là Lục bát tôi thì sao nhỉ? Điều gì sẽ xảy ra khi đại từ nhân xưng Tôi được khẳng định một cách rõ nét và hùng hồn. Liệu lúc đó nó có còn mảnh mai yếu ớt, hay nó kém cái cách nói theo kiểu kiếm hiệp là không được hảo hán và đại trượng phu cho mấy không nhở?

      Nếu là Lục bát tôi vậy nó quyết liệt và khí khái hơn cái Lục bát cho ta không nhở?

      Giữa lúc này thì mọi người cũng thấy rằng chưa hẳn Tôi đã lép vế hơn Ta. Thật sự nó hơn thua ở cách mình chọn lựa câu từ cho nó ( tức là cách đặt câu). Lục bát tôi lúc này là hùng dũng như " O du kích nhỏ giương cao súng" còn Lục bát cho ta thì lúc này sẽ là " Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu" mất rồi ( pha trò chút cho bớt căng cứng :)) )

      Xóa
    8. Trong thơ ca sự mềm mại và uyển chuyển luôn được đặt lên hàng đầu. Cũng vì theo cách nhận định đó nên khi đặt tiêu đề tôi rất chủ quan, và theo một thói quen đặt tên có hơi hướng ôn nhu hơn là sự mạnh mẽ ( cái này cá nhân tôi). Và cũng có một suy nghĩ là khi nó xuất hiện với mọi người (cho dù chỉ một hoặc hai người đọc, tức số ít) thì vẫn là không còn của riêng mình nữa. Thế nên khi đó nó mới là Lục bát cho ta. Thật sự nó đã đi ra khỏi Tôi rồi, lúc này Ta (cá nhân) và Ta (chúng ta) thì cũng chỉ là một cách hiểu. Nó là một bài thơ chung cho mọi người đọc. Là cái áo ai cũng có thể mặc, ai cũng có thể đồng cảm nếu thấy mình trong đó. nôm na gọi là "xuất bản" .Thế nên câu " cùng tôi thức trọn một đêm" nó không hẳn là vô lý. Vì nó là chút gì sót lại, một chút gì thuộc về riêng Tôi giữa cái Ta.

      Nếu như một chuỗi liên hoàn Ta được dùng để xưng hô, theo kiểu như lời Cỏ thì nó có khí khái của nam nhi đại trượng phu gì đó thì thật cũng đúng. Bởi lúc đó là Ta đang cao hứng, đang bộc lộ cái chất của mình, đang hùng hồn chứng tỏ một nam nhi khí khái, thao thao bất tuyệt, thì tại sao lại ở cuối dòng xuất hiện một Tôi theo kiểu Trình Giảo Kim nhảy ra đâm ngang hông ngọt xớt...có vẻ yếu yếu nhỉ? :D

      Cũng chưa hẳn là vậy. Vì bản chất cái nòi thi sĩ nó vậy (nói thế chứ mình chẳng phải nòi giống và dây mơ rễ má gì đến mấy cái mang tên thi sĩ). Sau phút cao trào thì trở về với thực tế, sự cô đơn, yếu ớt để được rên rĩ, hoặc đau khổ để được bày tỏ...v/v...Tất cả lần lượt xuất hiện. " Cùng tôi thức trọn một đêm" là Tôi đó! Là bức chân dụng tự họa của tôi đó! Nó là thực tại để tôi bàng hoàng, để tôi thảng thốt. Trên kia Ta cao ngạo bao nhiêu thì khi này Tôi thấy mình lẻ loi bấy nhiêu. " Để nghe trăng rụng bên thềm quạnh hiu", khung cảnh vậy thì thử hỏi sao không chua xót? Sao không là Tôi trong khi người ta còn ở phương trời. Sao không phải là " bây giờ tôi đối diện tôi..." Lúc đó có còn cao ngạo được nữa không? Phải xuống nước thôi, phải mềm oặt thôi...điều đó cũng bình thường và dễ hiểu mà. Những lúc như thế thì cần một chút khiêm cung để em ấy động lòng ( cái ni chắc do nhiễm nghệ thuật tán gái). Nên từ Tôi nó xuất hiện như là từ trong vô thức bật lên. Nó đến rất tự nhiên như thể không cần biết đến sự việc xung quanh, là đui mù, là câm điếc là sao sao, là là...thì cũng chẳng có gì phải suy nghĩ. Bởi lúc này nó rất cô đơn rồi cái nó cần không phải là đại trượng phu hay gì gì đó nữa. Nó bây giờ được mặc định như một tiếng lòng đánh động lên từ phía nội tâm sâu thẳm. có thể nói là nơi nhạy cảm nhất, nơi yếu đuối nhất của một tâm hồn đang muốn bày tỏ.

      Thế đấy! Lục bát cho ta nghe có vẽ như kiêu bạc như thế nhưng nó vẫn không thoát ra khỏi cái nhược tiểu của sự yếm thế. hehehe. Nhưng đây chỉ là phần chém gió. Vì Lãnh đã cầu toàn rồi. Vì nó đã thành Ta rồi. Ta trong chúng ta. Vì nó có sự đồng cảm chí ít cũng là từ hai người bạn Hớ và Cỏ đang chém gió ở phần trên. Nếu họ không quan tâm thì Ta hay Tôi cũng vậy thôi...có gì đâu. Nên Lãnh đã chuyển thành Ta là như thế đó.

      Tks Cỏ và Hớ...mong hai bạn chém mạnh tay lên nữa cho nó sướng

      Xóa
    9. Bữa trước VC sang, chừng như cũng thấy... ngứa mắt với cái tật đãng trí, hay quên của Lãnh huynh (he, mình chỉ thấy cái vụ Ta - Tôi này đơn giản là thế, chứ ko có nhìn ra được ẩn tình sâu xa như mấy huynh, nay mới đọc, mới thấy được ít nhiều đó :(( ) , nên có... đá huynh í mấy phát thì phải (chứ ko dám chém :D )

      Đá nhẹ hều, mà cũng thấy.... thương :)) , nên lại xoá :p . Giờ xem ra ko là gì so với mấy nhát chém trên kia của cả nhà (đúng là ko là gì, ko ăn nhập gì khi mọi người nói về Tôi - Ta - là chủ thể trữ tình của bài thơ, mà VC thì lại lôi tác giả của nó - lanhdien - ra mà đá đểu ( nhắc lại là rất chi là nhẹ ạ :D ). Biết thế chả xoá nữa :">

      Ờ, mà có mấy dòng thôi nhưng cũng ko nhớ ra nữa để cmt lại roài. Hic

      Xóa
    10. @ Cỏ: Thấy Cỏ trích dẫn Hịch tướng sĩ và Bình Ngô đại cáo nên Lãnh ngoáy cho Cỏ phát nhé. :D

      Cỏ nghĩ sao về câu: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?

      Nếu "ta nói..." thì sao nhở? hị hị :D

      Xóa
    11. Chẳng có làm sao cả. Lãnh ngoáy phát này chẳng đâu vào đâu. Lắc đầu!
      Không gian địa lý - Không gian "lòng người" - Thời gian "lịch sử" - Hoàn cảnh "lịch sử"... không cho phép có bất kỳ một lựa chọn nào khác. Đó là còn chưa nói gì đến chuyện, chưa đả động gì đến nhu cầu tuyên truyền chính trị - thu phục nhân tâm... Ở vào cái thời điểm lịch sử năm 1945 đó, ông Hồ chảng lẽ lại xưng "TA" hay xưng "TRẪM"? Hưng Đạo Đại Vương là chuyện khác. Vương là Tiết chế nắm giữ toàn bộ binh mã của Quốc Gia, và Hịch tướng sĩ nhắm đến những kẻ dưới quyền Vương, nhắm tới những thuộc cấp, và cũng đừng quên đó là ở vào thời Trung cổ phong kiến. Nguyễn Tiền Bối thay mặt Chủ Soái Lê Lợi thảo Đại Cáo Bình Ngô... thì cũng trong tinh thần đó. Và Bình Ngô Đại Cáo không chỉ để nhằm bá cáo cho mỗi tướng sĩ-chúng dân Nước Việt mà thôi đâu, sâu xa hơn nó còn nhằm tuyên bố cho cả những kẻ cựu thù mới- cũ nữa đấy chứ, như một tuyên ngôn, như một lời... cảnh báo- răn đe vậy. Thì thế mới có chuyện hậu thế sau này coi ĐCBNgô như là một Bản Tuyên Ngôn chứ. Theo logic của vấn đề, lời lẽ của một Bản Tuyên Ngôn độc lập lẽ nào lại không đanh thép, cung cách xưng hô của người vừa bước ra từ ánh hào quang của chiến thắng (nói rộng ra là đại diện cho cả 1 dân tộc chiến thắng) lẽ nào lại không đàng hoàng khí phách, lẽ nào lại tỏ ra yếm thế? "TA" là cách tự xưng duy nhất đúng đắn trong thời điểm lịch sử đó, trong hoàn cảnh lịch sử đó. Và Ức Trai, với tài năng thiên bẩm của mình, đã đặt bút một cách hoàn toàn chững chạc, một cách hoàn toàn không hổ danh đối với hậu thế.
      Mà nói chung, vấn đề không nằm ở đó. Vấn đề nằm ở chỗ đừng có, ví dụ như, khởi đầu viết là... "Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa...", xong sau đó thì lại viết... "...thể lòng trời, "tôi" cũng mở đường hiếu sinh" - thì nghe ra nó là cái trò quá nực cười. Hay ví dụ như ông Hồ, đã hỏi được bằng cái câu đó, bằng cái cách dùng đại từ nhân xưng "Tôi" một cách mộc mạc thân tình và gần gũi đó khi đọc đến đoạn giữa Lời Tuyên Ngôn, thì lẽ đương nhiên, trước đó, và sau đó, trong những tiếp xúc và hướng đến quần chũng đồng bào nhân dân, ông tất cũng biết phải nhất quán trong lối xưng hô của mình, không thế thì nó đã thành là cái trò hề nhố nhăng trong lịch sử rồi.

      Xóa
    12. Nói thì bao la như vậy. Chủ yếu lại chỉ là cái chuyện nhỏ... dùng từ không cẩn thận, dùng từ bất cẩn của Lãnh, trong có mỗi một bài thơ ngắn mà mấy lần xưng "Ta" ở đoạn đầu, giữa lại xưng "Tôi"... biến hóa chẳng ra làm sao, tớ nói tréo cẳng ngỗng là vì ý đó, chỉ là mặt "kỹ thuật" mà thôi. Ông Báng Dùi ngày xưa chập cheng tinh thần làm vậy mà đố có ai thấy ông tự xưng hô một cách bát nháo lên ở trong nhõn có một bài thơ nh thế bao giờ?
      Hớ Huynh Đệ thì phán như đinh đóng cột, như thể kết luận cuối cùng, không cho phép bất cứ ai có thêm ý kiến gì khác: "Vì vậy, theo Hớ dùng chữ "Cùng Tôi" sẽ hay hơn "Cùng Ta". Vì bản thân đại từ Ta đã là đại diện của hai người rồi.
      Câu sau, dùng từ "Ta"( khi này đã là đại từ chỉ 'cặp' -chúng ta) là đúng." - Cái gì mà... "khi này đã là đại từ chỉ 'cặp' -chúng ta" - cặp nào ở đây?
      "Cùng ta
      thức trọn một đêm,
      để nghe trăng rụng lên thềm quạnh hiu."
      Cái "Ta" này nó chính là cái tôi riêng tư-cá nhân, cái Tôi-chủ thể sáng tạo và trữ tình, và cô đơn cô độc..., là... Lãnh Diện đó chứ? Sao lại cặp chúng ta gì ở đây? Cái cặp "chúng ta" như Thi Vương nói đến đó chỉ tồn tại trong mơ ước, trong huyễn mộng của Lãnh Thuy Sũy mà thôi. Cười!!
      Cũng muốn nói thêm một điều ngoài lề, là tớ quả cũng có ý muốn thử... "bản lãnh" của Thi Vương của Thi Ẩm Lâu, xem xem Thi Vương có đánh mất đi cái vẻ "nhỏ nhẹ thâm trầm mật ngọt chết ruồi" đó mà nổi xung thiên lên với tớ hay không? Ha ha... Thi Vương quả "danh bất hư truyền". Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là tớ không có phần nào đó đánh giá... hơi thấp Thi Vương qua cuộc "chém gió- trao đổi" này. Tớ cho rằng chúng ta đã có được một trận "chém gió" sảng khoái và thoải mái. Cười!!
      Trân Trọng và Quý Mến Tất Cả Các Huynh Đệ!
      cỏ-

      Xóa
    13. Cô nhỏ tui hôm nay ghé coi chém gió, biết mình cùi bắp, nhưng cũng xin nhỏ nhẻ góp vài lời nhiều chiện chơi. Tui đọc lại bài thơ rồi. Và tui ủng hộ ý kiến Hớ. Tui thích chữ "tôi" vẫn để nguyên như cũ.
      Đoạn đầu chủ thể xưng "em" và "ta", thực ra đó chỉ là lời tự sự, lời tự nói với mình, nói vu vơ, nên "ta" là hợp lý:
      "Này em!
      một chút lòng này.
      Mời em!
      đón nhận dẫu ngày trôi nhanh

      Ân tình gió thoảng mong manh
      Ta nào dám buộc
      một
      vành trăng suông.

      Mưa cài nỗi nhớ nên buồn
      Ta về mở lại ngọn nguồn yêu em"

      Đoạn sau, sau câu cảm thán và một câu hỏi:
      "Bóng về tây!
      Nhớ về đêm?"
      tui cảm nhận được cái thảng thốt trong lòng chủ thể, và sự lắng sâu của cảm xúc. Vì vậy câu hỏi sau là câu thầm thì.
      Nên người phương ấy
      góp thêm nỗi niềm?
      Tui cảm được cái hay ở chỗ, đoạn đầu gọi "em", nhưng thực ra không trò chuyện trực tiếp với em, chỉ là nói vu vơ. Bây giờ không xưng "em", chỉ "người phương ấy", nhưng lại như là lời thầm thì với chính em. Cũng bởi thầm thì trực tiếp với em, nên chữ "tôi" trong câu tiếp theo là hợp lý, thử đọc mà xem:
      "Cùng ta
      thức trọn một đêm,
      để nghe trăng rụng lên thềm quạnh hiu."

      "Cùng tôi
      thức trọn một đêm,
      để nghe trăng rụng lên thềm quạnh hiu."
      Rõ ràng cách thứ hai, cách xưng "tôi" làm cho câu thơ đẹp hơn rất nhiều, đằm hơn, tha thiết hơn, vì là "tôi" đang nói với em, người phương ấy ạ, chứ không trống rỗng như "ta" nói với "ta".
      Tui biết, khả năng tui có hạn, không có nhiều dẫn chứng hay luận cứ như anh Hai tui, nhưng tui đã cảm bằng chính tâm hồn mình, nên về lý luận có thể không thuyết phục cho mấy. Nhưng tui vẫn tin là tui đúng. Và Lãnh sẽ bảo: Đúng là cùi bắp mà! He he.
      Là fan của Lãnh, tui cũng trách Lãnh hồ đồ nghe lời anh Cỏ mà sửa "tôi" thành "ta". Tui mong Lãnh sẽ sửa lại như ban đầu, để không phụ tấm lòng của người hâm mộ tui đây. Xin hết :))

      Xóa
    14. Nói thêm: Tiêu đề "Lục bát cho ta" vẫn ổn, vì toàn bộ bài thơ chủ thể xưng "ta", nói với ta, chỉ có mỗi đoạn cao trào của cảm xúc kia mới buột miệng xưng "tôi", vì lúc ấy đang hướng trọn vẹn cảm xúc về "em", trò chuyện với em, nên mới rứa :D

      Xóa
    15. Hôm nớ Lc qua cũng xách cái rựa cùn nhầm nhây gần một tiếng đồng hồ. Mà khi xuất bản cái anh chàng gu gồ ảnh hổng cho. Biến mất công của Lc tư duy. Tức quá. LC hổng thèm viết nữa.Nhưng Lc thì thích "Ta" hơn.Vì " ta" giống như một lời " hờn mát". Đáng iu hơn. Cười!

      Xóa
    16. Nói thêm về mấy cái dẫn chứng của Cỏ và Lãnh nè. Cái dụ ni bữa trước Lc chặt kĩ lắm. Mà chừ thì hết cả hứng rùi. Nhưng đọc lại vẫn thích nói thêm về mấy cái " ta" và "tôi" trong những áng văn chính luận nổi tiếng ấy.Thực ra cái ta này không hàm ý là cái chung hay cái tôi nhỏ bé mà nó mang một sắc thái hoàn toàn khác. Ta= trẫm. ( cái tôi của kẻ bề trên) Ta nhân danh Lê Lợi ( của NGuyễn Trãi) và Ta- chủ soái của Trần Quốc Tuấn. Còn Bác Hồ của chúng ta thì cái "tôi" ấy mới thật dung dị. Tôi- đồng bào Người đến với người ( Xóa cái lằn biên Lãnh tụ với quần chúng)
      - Cái ta và tôi của Lãnh anh Cỏ không nên so sánh với cái ta và tôi này. Vì... Ta là ta và ta cũng là tôi. Ngôi thứ nhất số ít cả.( Xét về quan hệ vai thì ngang bằng nhau- xét về quan hệ thân sơ thì ta hơi xa cách hơn tôi tí) Khi là ta- em thì như là tiếng nói khách quan. ( LC cảm thấy có sự hờn mát là thế) Còn khi là "tôi" thì nó rung rinh như cô Nhỏ nói. Khi rung và nghẹn thì đó là tôi muốn giữ em và nói tiếng nói riêng của tôi với em thôi. Đó là tiếng nói của riêng Lãnh. Còn khi là ta thì Lc, Cỏ, Nhỏ, hay Hớ đều tìm thấy mình trong đó. Vì thế... Lãnh muốn giữ riêng cho mình thì cứ "tôi" còn muốn là tiếng nói đồng vọng thì " ta" vẫn hay hơn. Ta có thể làm cho người đọc hòa với tiếng nói riêng của Lãnh.Còn tôi thì người đọc sẽ sụt sịt cùng lãnh. Xoa xoa cái đầu bẩu: Nín đi cưng! Cười! Thực ra nó không có sự bất ổn nào cả khi đổi hai từ này. Chỉ là độ rung khác nhau thôi.

      Xóa
  2. này anh,
    tôi chẳng còn gì
    còn dăm tiếng thở chùng-
    khi lạc loài,,

    lơ ngơ ngồi đến tàn phai
    một hai ba bốn đếm hoài
    chẳng xong..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đếm chi em....ngắm xong chụp hình phát là được rồi :))

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây! Cái câu mà cưng muốn đá đây:

      Dường như lá đổ muôn chiều...
      Từ trong tiền kiếp nhuốm điều xác xơ
      Dường như Thơ mãi là Thơ
      Từ anh bữa nọ đến giờ vẫn... điêu! :))

      (Ném đá phát, hehe :)) )

      Trích nguyên con từ bạn Vy Cầm...hị hị :D

      Xóa
    2. Nói trước, quên sau, rứa mới là Lãnh :))

      Nhớ nhé! :))

      Xóa
    3. Oài, đúng là hai câu này :)). Đại ý là theo VC thì mấy cái Tôi hay Ta này chung quy là bởi cái tật nói trước quên sau, bỏ đâu quên đó của Lãnh mà thôi (cái này Lãnh mắc nhiều roài, bài nào càng có vẻ lâm ly càng lung tung Ta-Tôi-Anh tợn :)) )...

      Mà "trích nguyên con" là cái giề đó huynh? :))



      Xóa
  4. Bài thơ lục bát tuyệt vời .
    Ý thơ là một tự tình dễ thương .
    Thể hiện thơ thì rất có "nghề"
    Bấy nhiêu đó là đủ làm nên một Lục Bát Lãnh Diện.
    Đành rằng " văn mình vợ người" , nhưng CT nghĩ rằng :chẻ sợi tóc ra làm tư làm tám là không cần thiết , đôi lúc rơi vào nhãm nhí , làm mất hết hứng thơ ?
    Cảm ơn vì được đọc bài thơ hay .
    Chúc an vui !
    Quí mến .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bác CT đã chia sẻ cùng Lãnh nhé :D

      Lãnh nhận lời " chúc an vui" của bác CT còn lại những lời ưu ái khác thì Lãnh chưa thể nhận được :D

      Mong bác quen với cách chọc phá của các bằng hữu khi đến nhà Lãnh nhé! :D. Nếu có hứng thú thì bác hãy vào chung vui cùng mọi người.

      Thân mến!

      :D

      Xóa
  5. Thưa Bác son lu CT! Tôn trọng Bác là chỗ qua lại với Lãnh huynh đệ, nhưng không thể không có đôi lời giải bày sau khi đọc xong phần comment của Bác: ở đây là huynh đệ anh em cùng bằng hữu đùa vui "chém gió" với nhau cho vui cốt để tìm một vài tiếng cười "thi vị", Bác chưa hiểu nội vụ sự tình, sao dám cho là "nhãm nhí"? (Đúng chính tả nó phải là "nhảm nhí" nghe Bác! Và thưa thật với Bác, đọc thơ mà cứ gặp những thứ lỗi chính tả kiểu này thật chẳng khác nào nhai cơm phải sạn, "làm mất hết cả hứng thơ" đi). Cái chuyện "chẻ sợi tóc ra làm tư làm tám" thì cũng chỉ là một cách nói vui không ngoài phạm vi trào lộng của em Nga Lc... ỏ giữa anh- em- bè- bạn mà thôi, Bác nếu không hiểu được thế, thì cũng xin đừng đem ra phê phán lung tung, vô căn cứ làm gì Bác ạ!
    Tự hào vì Bác đã quý thơ của Lãnh huynh đệ, nhưng mong Bác đừng vì nhân chuyện đọc thơ mà công kích dè bĩu kẻ khác. Bác cứ việc đọc, cứ việc khen tuyệt vời, hay có "nghề" gì gì đó theo như Bác nghĩ, theo như cách tư duy của Bác về thơ (mặc dù rằng Cỏ, với tư cách là bè bạn với Lãnh huynh đệ, cực lực không thích, không muốn Lãnh huynh đệ đi vào cái ngã rẽ "nghề" đó trên đường thơ... Thơ, theo chỗ Cỏ hiểu, vốn chỉ là cảm xúc đã được thăng hoa lên thành nhiều lần cung bậc. Mọi biến thái hình thức của thơ tựu trung cũng chỉ dính dáng và phụ thuộc vào mỗi cái thứ nguyên liệu cốt lõi là cảm xúc đó mà thôi, rồi cộng vào với khả năng trời phú của mỗi người mà thành bay bổng ở dạng này dạng nọ. Tuyệt đối không có chuyện thợ thơ có "nghề" sản xuất ra thơ hay. Không có "nghề" gì ở đây cả. Hay Bác muốn nói đến chuyện gieo vần, ngắt dòng, ngắt nhịp... theo kiểu cách tân, đổi mới... đã tràn lan ra từ lâu rồi đó trong giới cầm bút chuyên và không chuyên? Những tìm tòi nghệ thuật cho cách thể hiện mới của dòng thơ truyền thống cũ như vậy..., thiết nghĩ cũng không nên coi là "nghề"
    Vài lời thưa gửi vói Bác như vậy. Có gì mạo phạm cũng xin được thứ lỗi!
    @Lãnh Diện: từ rày có lẽ tớ sẽ thôi không còn chường mặt thường xuyên ra ở chỗ này của Lãnh Diện nữa. Nhiều lúc cũng muốn đùa chơi vô tư, mà sao khó quá. Đi đâu cũng gặp toàn những người uyên bác và có lòng có dạ vói thi ca, mình thì chỉ dạng tào lao nhảm nhí thế này, suốt đời e có khi chẳng bao giờ cảm nổi được lấy một bài thơ hay, chẳng bao giờ tìm được ở trong những vần điệu khoan nhặt ấy... lấy một chút niềm gì hứng khởi... Hây da... Tớ ra đao đầu tiên... Tớ "chém gió" nhát đầu tiên... Nên giờ thấy áy náy, Lãnh à!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ơ, Thơ hay là do người bình! Cụ Cỏ không vào chém nữa, cụ Lãnh giận lây Hớ đấy! :))

      Xóa
    2. Lãnh đâu roài huynh? Mau giải quyết cái vụ này đi chứ! Sao lại để Cỏ giận lẫy thế? :))

      Mà không, muội thấy Cỏ tự ái thật sự rồi đấy!

      @Cỏ: Đã kể với VC về một người mà cả tớ và Cỏ đều ko có hứng thú nhắc đến. Thế tại sao giờ lại... cũng giống cái bác í, ở cái chỗ tự ái và tuyên bố là sẽ không xuất hiện nữa, hả Cỏ? :-o

      Tớ like cái câu Cỏ nói hồi trước về nghệ thuật tranh luận, nhưng không đồng tình với Cỏ về cái "giận dỗi" bữa nay đâu! Bởi hai hoàn cảnh là khác nhau, rất khác!

      Xóa
    3. hehhee...

      Tớ là thừa biết Cỏ ko phải vậy đâu nhé! Đã là dân chém gió thì ngại gì va chạm chứ?

      Mà chuyện này tớ thấy bình thường. Cỏ, cô nhỏ, LC lan bang, Hớ, Vy Cầm... cứ chém gió thỏa mái. Lãnh có hề hấn hay sức mẻ chi mô :)).

      Nói cho cùng tất cả đều là quan điểm cá nhân. Nên có thể trao đổi và bàn luận thỏa mái, chẳng ảnh hưởng đến ai cả.

      Riêng bác Cuongtu thì bác ấy chẳng có vấn đề gì. Có thể quan điểm của bác là như vậy, nên buộc phải nói như vậy. Cũng là một cách suy nghĩ nên không vì thế mà chạnh lòng :D

      Vả lại bác CT cũng đã thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình rồi, Cỏ cũng đã chuyển lời lại rồi. Lãnh thấy nếu hứng thú thì hai người có thể trao đổi. Yên tâm! Ngôi nhà này dẫu tạm bợ nhưng cũng nguyện làm chỗ che mưa chắn gió giùm các bằng hữu đã quang lâm :D.

      Nếu chém gió để hiểu nhau và có thể học hỏi ở người khác một điều gì đó thì cứ việc chém gió. Sự cởi mở và chân thành luôn là thước đo của tình bạn. Tất cả mọi người đến đây Lãnh đều coi như bạn, cho nên đừng ngại ngùng hoặc so đo những chuyện cỏn con. Có gì không vừa lòng các bạn cứ tự nhiên góp ý, miễn sao thấy sảng khoái là được rồi

      Thân!
      :D

      Xóa
    4. "Lãnh đâu roài huynh? Mau giải quyết cái vụ này đi chứ! Sao lại để Cỏ giận lẫy thế? [laughing]

      Mà không, muội thấy Cỏ tự ái thật sự rồi đấy!"
      ---
      Hahaha... Người của Thi Ẩm Lâu coi thường Cỏ quá. Lắc đầu! Hàn Tuyết biểu muội của Lãnh huynh đệ sao lại dám cho là Cỏ tự ái một cách vô căn cứ như vậy chứ? Có muốn đao chém vầu... mông hông? Cỏ tuy có hơi đần độn chút, nhưng cũng làm gì đến nổi phải tự ái trước những lời vô thưởng vô phạt như thế chứ? Lắc đầu! Mà Bác son lu CT Bác ấy gom vô một đống cả Hớ, cả Cô nhỏ..., cả Nga LC Lanman, cả Lãnh trang chủ... Bác ấy phang là nhãm nhí chứ, chứ có phải Bác ấy oánh mỗi mình Cỏ đâu, mà Hàn Tuyết cho rằng Cỏ phải nổi cơn tự ái vặt cá nhân như thế kia chứ? Lắc đầu! Chỉ là Cỏ không muốn đẩy Lãnh huynh đệ vào những tình huống khó xử mà thôi. (Cái tính thẳng thắn của Cỏ, Hàn Tuyết cũng có biết qua rồi đấy, cho nên... Cười!) Mà nói không xuất hiện là không xuất hiện ở những tình huống "đao to búa lớn" mà thôi, cốt để giữ sự bình lặng cho các bậc uyên bác và am hiểu về thơ như là Bác CT đây đọc và cảm... trong niềm hứng khởi tránh khỏi được ba cái sự quấy rầy nhảm nhí và vớ vẩn... Ha ha... Chứ còn ở những tiểu tiết có thể vui đùa chém gió thoải mái được (ví dụ như kiểu ở chỗ cái... búp sen đang căng cứng những là... giọt sương của Lãnh kia chẳng hạn... He he) Mà Cỏ nhớ (không biết Lãnh có còn nhớ không), cái chuyện cũng chính Bác CT này ngày trước có lần vào đọc thơ chỗ bạn Mê Khúc (trong niềm hứng chí hứng khởi tuyệt đối, bởi vì chỗ của Mê Khúc bao giờ chẳng yên tĩnh), xong rồi nổi cơn... hứng thơ bình loạn bậy (nhưng mà không có chẻ làm tư làm tám như em Nga LC, Bác tán "chiêu"... "xiên tạc", hehe... Thơ Mê Khúc là:
      Đêm...
      Góc phố
      không đủ dài
      đủ rộng
      Nỗi nhớ rung
      vừa vặn
      một cung trầm...
      Bác thẩm- thấu thế nào mà Bác tán vung- văng ra thành:
      Nỗi nhớ NHUNG
      vừa vặn
      một cung trầm...
      ---
      (Hehe... Lần đó, cả Cỏ, cả Lãnh Diện (với tên Lãng Tử) vì do cùng cảm thấy có chút ít bức xúc nên cũng đã cùng xuất đầu lộ diện thưa gửi với Bác CT mấy lời... Hehe...)
      Hứng thơ, nếu cứ theo như cái kiểu đó thì, thưa cao nhân Hàn Tuyết của Thi Ẩm Lâu ạ, Cỏ mỗ cũng xin cúi đầu bái phục, xin cúi đầu rút lui, chớ có chi mà phải tự ái, hehe...
      P/s: Cái này cũng chỉ lại là... "chém gió" thuần túy đới, quý bằng hữu- quý huynh đệ ới... :)) Hehe...

      Xóa
    5. Được rồi, được rồi Cỏ ơi :)) Tính Cỏ, tuy chưa thật hiểu rõ ràng nhưng hình như là tớ đã có biết sơ sơ. Thế nên, cái comt bữa trước (nói Cỏ tự ái í) cũng có chút ý riêng của tớ đấy chứ :p Hì

      Và cái tớ thấy vui là Cỏ đã lại lên tiếng, dù chả phải là vì cái còm "khích tướng" của VC mà phần nhiều hơn là do sự hoá giải tuyệt vời của Lãnh, hay do bản thân chủ kiến của Cỏ như bạn đã nói ở trên :)

      Chả cái nguyên cớ nào là quan trọng, cái quan trọng là nhà Lãnh huynh vốn là nơi gần gũi và thoải mái bộc bạch mọi ý kiến. Tớ chỉ nghĩ là nếu chỉ vì những cái lặt vặt mà Cỏ không sang mài đao chém gió nữa thì chẳng phải là đáng tiếc lắm sao, cho cả gia chủ lẫn khách quen chúng tớ. Bởi sau tất cả vẫn là những tràng vỗ tay và cười sảng khoái đậm tình bằng hữu, là tinh thần của TAL mà tớ đã may mắn có được ít nhiều trải nghiệm và ngẫm ngợi.

      Cho nên dù chả thích tí nào khi bị Cỏ gọi là "cao nhân", nhưng HT - VC tớ vẫn rất vui vẻ mượn chỗ Lãnh huynh đây để thưa lại mấy lời với Cỏ như vậy :D

      *) Hôm qua, ở cái bài hoa sen, củ sen hay gì gì đó... kia, VC cũng nổi hứng cảm thán 1 câu, hình như là:

      Thương thay một búp sen trần
      Thành ra nát bấy dưới vần vũ... thơ :))

      Gọi là góp thêm 1 tiếng cười vô ưu và sảng khoái với huynh muội, bằng hữu. Sau lại lỡ tay xoá mất roài, vì bấm bằng đt thao tác hơi bất tiện. Lúc ấy khuya rồi, gõ lại thì ngại. Hehe :))

      Xóa

Thập diện mai phục